TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NHỚ ƠN THẦY CÔ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi (SGK/129)
Những người trong tranh là ai? Họ đang làm gì?
Gợi ý:
Những người trong tranh là những người thầy và các học trò thời xưa. Họ đến thăm thầy cũ và mừng thọ cho thầy.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Nghĩa thầy trò” (SGK/130)
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Các môn sinh học của giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
2) Ghi lại những chi tiết cho thấy:
- Các học trò tôn kính cụ giáo Chu.
- Cụ giáo Chu tôn kính thầy cũ của mình.
3) Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới dây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
a) Tiên học lễ, hậu học văn
b) Uống nước nhớ nguồn
c) Tôn sư trọng đạo
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Gợi ý:
1) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ cho thầy, thế hiện lòng kính trọng và sự biết ơn thầy đã dạy dỗ họ nên người.
2) - Các môn sinh tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu từ sáng sớm, dâng biếu thầy những cuốn sách quý, khi thầy bảo theo thầy tới thăm một người mà thầy mang nặng ơn thì các môn sinh đồng dạ ran và đi sau thầy theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
- Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái, lạy thầy, báo cho thầy biết mình đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
3) a, b, c, d.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.
a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)
b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
Gợi ý:
a) truyền thống, truyền nghề, truyền ngôi
b) truyền bá, truyền tin, truyền hình, truyền tụng
c) truyền máu, truyền nhiễm
2. Tìm và ghi vào vở những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn sau (SGK/132).
Gợi ý:
- Chỉ người: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
- Chỉ sự vật: nắm tro bếp, mũi tên đồng cố Loa, con dao cắt rôn bằng đá, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội, chiếc hốt đại thần.
3. Tìm các tên riêng trong bài sau và cho biết các tên riêng đó được viết hoa như thế nào (SGK/133).
Gợi ý:
Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ. Ngoài tên riêng Mĩ được viết theo âm Hán Việt, các tên riêng khác viết hoa chữ cái đầu mồi bộ phận của tên. Giữa các tiêng trong mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Kể cho người thân nghe một kỉ niệm của em về cô giáo / thầy giáo cũ.
Gợi ý:
Em rất nhớ hình ảnh cô giáo dạy em năm học lớp Một.
Cô rất hiền và đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Buổi đầu đến lớp, em thật bở ngỡ và rất lo lắng. Cô đã đến cạnh em, vỗ về và động viên em. Em cảm thấy cô rất thân thiện, dễ gần gũi. Từ đấy, em học rất tốt với những lời khen ngợi của cô.