TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI NHỮNG CON NGƯỜI GIÀU NGHỊ LỰC

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trao đổi để trả lời các câu hỏi

- Người giàu nghị lực là người như thế nào?

- Nêu ví dụ về người được coi là giàu nghị lực.

Gợi ý:

- Người giàu nghị lực là người có ý chí kiên định, đã quyết làm việc gì thì sẽ làm cho đến nơi đến chốn; dù cho phải đương đầu với khó khăn nào, họ cũng sẽ vượt qua.

- Ví dụ: Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Hiền.

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.

A

B

a) Hiệu cầm đồ

1) cửa hàng nhận đồ của người đang túng bấn đem gửi để vay tiền.

b) Trắng tay

2) chiếm giữ một mình, không chia sẻ cho ai.

c) Độc chiếm

3) đang phát triển mạnh, giàu có lên.

d) Diễn thuyết

4) mất sạch tiền của

e) Thịnh vượng

5) nói trước công chúng nhằm tuyên truyền

Đáp án: a - 1; b - 4; c - 2; d - 5; e - 3

5. Cùng nhau tìm hiểu bài.

1) Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

2) Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?

(Hãy kể những việc Bạch Thái Bưởi đã làm và kết quả)

3) Người như thế nào dược gọi là “một bậc anh hùng kinh tế”?

4) Theo bạn, Bạch Thái Bưởi đã thành công nhờ những lí do gì?

a) Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng

b) Biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt

c) Có vốn lớn và may mắn trong kinh doanh

d) Biết tổ chức công việc kinh doanh (Chọn các ý đúng để trả lời).

Gợi ý:

1) Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn rồi kinh doanh đủ thứ: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...

2) Trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài, Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: ông cho người đến diễn thuyết tại các bến tàu, vận động mọi người với khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông, nhiều chủ tàu nước ngoài phải bán tàu lại cho ông. Ông đã thắng trong cuộc cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực vận tải đường thủy, phá thế độc quyền của người nước ngoài, xứng danh “một bậc anh hùng kinh tế”.

3) Người giành thắng lợi trong kinh doanh, làm chủ trên thương trường.

4) ý a, b và d.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Xếp các thẻ từ có tiếng chí vào hai nhóm:

a) Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất). (M: chí phải)

b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.

M: ý chí.

chí phải

ý chí

chí lí

chí thân

chí tình

chí hướng

chí công

quyết chí

chí khí

Đáp án:

a) chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.

b) ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí

2. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ nghị lực?

a) Làm việc liên tục, bền bỉ

b) Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn

c) Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ

d) Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc

Đáp án: Dòng b

3. Chọn từ cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho thích hợp:

(nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kièn nhẫn, nguyện vọng)

Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niêu giàu .... Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không ... ở nhà, em tự tập viết bằng chân ... của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu ..., nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng ... học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt ... trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.

Đáp án:

Thứ tự các từ cần điền: nghị lực, nản chí, Quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.

4. Chọn nghĩa thích hợp cho mỗi câu tục ngữ.

A

B

a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

1) .................

b) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

2) .................

c) Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.

3) .................

1) Phải vất vả mới có lúc được nhàn nhã, có ngày thành đạt.

2) Vất vả, gian nan rèn luyện cho con người vững vàng, cứng cỏi hơn.

3) Những người từ tay trắng làm nên sự nghiệp rất đáng kính trọng, khâm phục.

Đáp án: a - 2; b - 3; c - 1

6. Điền vào chỗ trống (Chọn a hoặc b):

a) tr hay ch?

NGƯ CÔNG DỜI NÚI

Ngày xưa, ở ...ung Quôc có một cụ già ...ín mươi tuổi tên là Ngu Công. Bực mình vì hai ...ái núi Thái Hàng và Vương Oc ...ắn ngang đường vào nhà, Ngu Công hằng ngày mang cuốc ra đào núi đổ đi.

Có người ...ê cười cụ làm vậy uổng công. Cụ nói: “Ngày nào tôi cũng đào. Tôi ...ết thì con tôi đào. Con tôi chết thì ...áu tôi đào. ...áu tôi chết, còn có ...ắt của tôi đào. Họ hàng nhà tôi ...uyền nhau đời này đến đời khác đào. Núi ...ẳng thể mọc cao hơn đươc nên nhất định sẽ có ngày bị san bằng.”

...ời nghe cụ già nói vậy, liền đẩy hai ...ái núi ra xa để cụ có lối đi lại.

(Theo Ngụ ngôn Trung Quốc)

b) Tiếng có vần ươn hay ương?

Bạch Thái Bưởi luôn có ý chí ... lên, không bao giờ buồn nản, chán ... trước thất bại. Vì vậy, ông đã thành đạt trên thương ... Cuộc cạnh tranh với nhừng chủ tàu người Hoa từ sau ngày khai ... công ti vận tải ... thủy chứng tỏ tài kinh doanh của ông. Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập được một công ti lúc thịnh ... có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ. Ông xứng đáng với danh hiệu “bậc anh hùng kinh tê” mà người đương thời khen tặng.

Đáp án:

Thứ tự cần điền:

a) Trung, chín, trái, chắn, chê, chết, cháu, cháu, chắt, truyền, chẳng, Trời, trái.

b) vươn, chường, trường, trương, đường, vượng.

7. Chơi trò chơi: Thi tìm các từ chỉ sự vật (chọn a hoặc b)

a) Chứa tiếng có âm đầu là ch. M: cái chổi

b) Chứa tiếng có vần ương. M: cái giường

Gợi ý:

a) chai, chén, chậu, chim, chiếu (chăn), chùa, chảo, chuối.

b) gương, rương, trường, phượng (hoa), nương, sương.

Bài viết gợi ý: