TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI AI LÀ NGƯỜI VUI TÍNH?

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Cùng trao đối:

- Theo em, thế nào là một người vui tính?

- Kể 2 - 3 câu về một người vui tính mà em biết (Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Đang học tập hoặc làm việc ở đâu? Người đó có những biểu hiện gì để được xem là người vui tính?).

Gợi ý:

- Một người vui tính là một người thông minh, có óc hài hước, họ rất cởi mở, dễ hòa đồng với mọi người.

- Bố em là một người rất vui tính. Bố năm nay đã 40 tuổi. Bô" là nhân viên bưu điện. Mỗi tối, khi mọi người quây quần bên mâm cơm ấm cúng cũng là lúc cả nhà đầy ắp tiếng cười bởi những mẩu chuyện hài hước, những câu nói dí dỏm của bố.

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi.

1) Vì sao chúa Trịnh muôn ăn món “mầm đá”? (đọc đoạn 2)

2) Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào (đọc đoạn 2 và 3)

2) Cuối cùng chúa có được ăn “mầm đá” không? Vì sao?

3) Vì sao chúa ăn tương vẫn ngon miệng?

4) Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?

- Trạng Quỳnh rất thông minh

- Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa

- Trạng Quỳnh rất hóm hỉnh

Gợi ý:

1) Chúa Trịnh muốn ăn “mầm đá” vì món ấy có tên rất lạ, không giống tên những món ngon đã từng ăn.

2) Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì kiếm một lọ tương thật ngon, bịt thật kĩ, ngoài để hai chữ “đại phong”. Đồng thời Trạng Quỳnh kéo dài thời gian để chúa chờ đợi đến khi đói lả.

3) Cuối cùng, chúa không được ăn “mầm đá”. Vì món đó không có thật.

4) Chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng vì đói quá thì ăn gì cũng thấy ngon.

5) Trạng Quỳnh rất thông minh, khôn khéo.

- Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa có nhiều thói xấu cần phải chỉnh sửa để dân nhờ.

- Trạng Quỳnh rất hóm hỉnh khi dùng lời nói hài hước, độc đáo để răn vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

Bài viết gợi ý: