TUẦN 5: TẬP ĐỌC
SOẠN BÀI MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
- Đọc đúng chuẩn xác các từ ngữ sau: chuyên gia, máy xúc, hòa sắc, êm dịu, quay ra, máy, ngoại quốc, lần lượt, A-lêch-xây, lắc, thắm thiết.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, thoải mái, như đang kể chuyện. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu nhằm diễn đạt rõ ràng đúng ý, đúng cảm xúc.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Câu 1: Anh Thủy gặp A-lêch-xây ở đâu?
Trả lời: Anh Thủy gặp A-lêch-xây tại một công trường xây dựng.
Câu 2: Dáng vẻ của A-lêch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
Trả lời: Điều làm cho anh Thủy đặc biệt chú ý đến A-lêch-xây là ở chỗ: Anh là người ngoại quốc có dáng vóc to lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Bộ quần áo màu xanh công nhân bó chặt một thân hình chắc, khỏe, khuôn mặt to chất phác.
Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
Trả lời: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra một cách thoải mái, tự nhiên, cỏi mở và thân tình.
+ Nhìn nhau một cách thân thiện, gần gũi (A-lêch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi).
+ Đối thoại với nhau bằng những lời lẽ cỏi mở chân tình (- Đồng chí làm nghề máy xúc bao nhiêu năm rồi?)
- Tính đến nay là năm thứ mười một. Rồi họ bắt tay nhau thật chặt, lắc mạnh - Chúng mình là bạn đồng nghiệp đây, đồng chí Thủy ạ!
Câu 4: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
Trả lời: (Tùy cảm nhận riêng của từng em về một chi tiết nào đó có trong bài và nói lên được vì sao mình thích chi tiết đó là được).
Ví dụ em thích chi tiết: “Thế là A-lêch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói”.
Em thích chi tiết này là vì sự gãn gỡ của hai đồng nghiệp tuy ở hai phương trời khác nhau nhưng đầy thân thiện, cởi mở, chân tình, tự nhiên, tình cảm thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
* Nội dung chính: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, biểu hiện của tình hữu nghị giữa các dân tộc.