Soạn bài Tây Tiến:

 

 

Lời giải chi tiết

CÂU 1. Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?

Trả lời:

-    Đoạn 1 (14 dòng đầu): bức tranh thiên Tây Bắc vừa hoang sơ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến trên đường hành quân

-   Đoạn 2 (từ dòng 15 đến dòng 22): Kỉ niệm về đêm liên hoan lửa trại và cuộc hành quân qua chiều sương Châu Mộc

-   Đoạn 3 (từ dòng 23 đến dòng 30): khắc họa bức tượng đài người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng.

-   Đoạn 4 (4 câu cuối): nhà thơ đã phải xa đơn vị, gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến.

-    Mạch cảm xúc của bài thơ: mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.

CÂU 2. Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

Trả lời:

a. Hình ảnh thiên nhiên ở đoạn thơ thứ nhất vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình

-   Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của miền Tây: những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu) với các sự vật tiêu biểu của miền Tây: mây, mưa, thác, cọp... con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ và khắc nghiệt của những người lính Tây Tiến.

-  Bức tran thiên nhiên thơ mộng trữ tình: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”:trong đêm, một làn hương hoa rừng lan tỏa, người lình cảm nhận được hương hoa mà thấy hoa đang về với Mường Lát
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”:cơn mưa rừng ào ạt xối xả làm trắng xóa núi rừng, tạo nên một khung cảnh lãng mạn giữa biển mưa, “nhà ai” gợi cảm giác ấm ấp
èbức tranh thiên nhiên chuyển sang khúc nhạc trữ tình

Với bức tranh thiên nhiên ấy, càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên trên tất cả mọi gian khó, mọi mất mát đau thương của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

b.  Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên ấy càng trở nên hào hùng:

-    Có cái tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội - Đó là sự chiến thắng thiên nhiên khi các anh đã “chạm" đến trời, đã lên đến đỉnh cao nhất của chiến trường miền Tây để đánh giặc:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

-    Có cái gan góc, kiên dũng của những người lính trên nền dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

-Sự ra đi: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời”:

Trên con đường hành quân vất vả đã có những người lính chủ động “gục lên súng mũ” để nghỉ ngơi, nhưng cũng có những người lính đã ra đi mãi mãi, họ hi sinh trong tư thế tiến lên sẵn sàng chiến đấu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

-   Có sự gắn bó,hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

CÂU 3: Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy.

Trả lời:

-   Bên cạnh bức tranh dữ dội, hoang sơ ở đoạn thơ thứ nhất, Tây Tiến còn được hiện lên với những kỉ niệm đẹp và khó quên trong lòng những người lính

-   Đó là vẻ đẹp của một đêm hội với đuốc hoavới ánh lửa rực rỡ, với những cô gái vùng cao xuất hiện trong xiêm y lộng lẫy, và với tiếng khèn cất lên những bản tình ca Tây Bắc

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lận man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ...”

-   Đó là vẻ đẹp Tây Bắc gắn với cuộc hành quân qua chiều sương Châu Mộc, với những vương vấn về bức tranh thôn bản lúc hoàng hôn

“Người đi Mộc Châu chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bên bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

-    Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương khiến cảnh vật có hồn (hồn lau) và đầy quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa). Bức tranh 4 vậy có nét đẹp hoang dã nên thơ... Nổi bât là hình ảnh “dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, mơ màng.

-   Hình ảnh thơ không còn dữ dội mà đậm màu sắc trữ tình, thơ mộng với hai bức tranh, hai khung cảnh khác nhau, cuộc liên hoan ở doanh trại và cuộc tiễn đưa lên đường đi Châu Mộc trong một chiều sương. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, sự cảm nhận tinh tế của những người lính: lãng mạn, hào hoa yêu đời... và trên hết, đó là tâm hồn thơ của nhà thơ Quang Dũng.

CÂU 4: Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.

Trả lời:

-   Bức chân dung người lính hiện lên với vẻ đẹp ngoại hình:

 “Không mọc tóc": +do bệnh sốt rét rừng hoành hành nên người lính không mọc được tóc.

+do người lính chủ động không mọc tóc để tiện cho việc chiến đấu

“Quân xanh màu lá": có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

“Dữ oai hùm" có oai phong dữ tợn như loài hổ báo rừng xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ.

-   Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn:

“Mắt trừng”: đôi mắt mở to mang nhãn lực mạnh mẽ

“Dáng kiều thơm" là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây Tiến đến người yêu, thật lãng mạn.

è Giấc mơ như một dòng nước mát lành làm dịu tâm hồn của những người lính và tiếp thêm động lực để họ chiến đấu

-  Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người lính một cách bi tráng.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”: gợi lên một không gian ảm đạm hoang lạnh thê lương và chết chóc.

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: Lí tưởng tuổi trẻ với tinh thân chủ động mạnh mẽ “quyết tử cho tôt quốc quyết sinh”, coi “đời xanh” của đất nước quan trọng hơn đời xanh của bản thân mình

“Áo bào thay ciêu anh về đất” : Diễn tả một sự thật bi thương tàn khốc, hiện thực xót xa khi những người lính hi sinh, họ được khâm niệm một cách thật sơ sài

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: Sự đau đớn, căm phẫn quặn thắt đến ngút trời của cả thiên nhiên và con người trước sự ra đi của những con người đã hi sinh trọn đời mình cho tổ quốc

CÂU 5. Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết: “Hồn về sầm Nữa chẳng về xuôi"?

Trả lời:

-   Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng để diễn tả tâm trạng người anh hùng: “Người đi không hẹn ước" tức ngưừi ra đi không hẹn ngày về: “một chia phôi" tức là một phần chia phôi không trở lại. Giữa nhà thơ và những ngày ở Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm "Đường lên thăm thẳm một chia phôi".

-   Nhưng hồn người Tây Tiến thì vẫn gắn với Tây Tiến mùa xuân ấy. Nhà thơ viết: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi", nghĩa là những người lính Tây Tiến đã dành tất cả trái tim mình cho Tây Tiến, gắn với những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến - một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.

Luyện Tập

Câu 1) Phân tích bức tượng đài người lính Tây Tiến thể hiện trong đoạn thơ:

          “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

   Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rài rác biên cương mồ viễn xứ,

      Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất, 

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

 

 

Hướng dẫn:

MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích

     - Quang Dũng là người con của xứ Đoài, ông là một người nghệ sĩ đa tài với những tài làm thơ, viết văn, vé tranh và soạn nhạc nhưng nổi bật nhất vẫn là tài làm thơ. Thơ ông mang vẻ đẹp phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Trong đó, Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật cua rnhaf thơ. Bài thơ được sáng tác năm 1948, in trong tập Mây đầu ô

          - Bài thơ xây dựng rất thành công hình tượng người lính Tây Tiến đặc biết qua đoạn thơ:

         “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

   Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rài rác biên cương mồ viễn xứ,

      Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất, 

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

 

+Ngoại hình:

Những năm tháng sống và chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc, lính Tây Tiến đã phải trải qua “ bào khổ đau đói rét”, bao lần chịu sự hoành hành của căn bện sốt rét rừng ác tính nên hình ảnh của họ là hình ảnh gợi bao nét tiều tụy làm người đọc xót xa và ấn tượng mãi:

                                    “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                                      Quân xanh màu lá sữ oai hùm”

èBi thương: “không mọc tóc”: những người lính hào hoa của Hà Thành giờ đây đã trở thành những người lính” vệ trọc”, cả đoàn binh thành” đoàn binh không mọc tóc” => Do chịu sự hoành hành của căn bệnh sốt rét rừng

                       “Quân xanh màu lá”: đoàn quân xanh màu lá ngụy trang hay da dẻ của những người lính xanh xoa như màu lá

èTráng: “Dữ oai hùm”: oai phong mạnh mẽ như hổ báo chẳng khác nào” tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

+Tâm hồn:

Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến được tái hiện với cả giấc mộng lớn và giấc mơ con:

                                “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                                 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của Tổ Quốc mà còn rất hảo hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, trái tim họ vẫn rung động về một dáng Kiều thơm, nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội. Giấc mơ con giản dị ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho người lính để học có quyết tâm hoàn thành mộng lớn.

 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh...

 

Những người lính Tây Tiến không tiếc đời ra đi chiến đấu cho quê hương, không tiếc đời sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Họ ra đi mà vẫn nhớ, vẫn mang theo những tình riêng mơ mộng, khi họ hi sinh thì "áo bào thay chiếu anh về đất”. Bằng hai chữ "áo bào", nhà thơ đã nâng cao giá trị, đã tái tạo được vẻ đẹp cao quý. một vẻ đẹp như những người tráng sĩ xưa nơi những người Tây Tiến, vẻ đẹp ấy làm mờ đi thực trạng thiếu thốn ở chiến trường. Rồi "anh về đất', cái chết nhẹ như không, như về lại những gì thương ỵêu, thân thuộc ngày xưa. "Anh về đất là để sống mãi trong lòng quê hương, đất nước. Và sông Mã thay lời núi sông cất lên lời ai điếu bi hùng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

 

Bài viết gợi ý: