Soạn bài tổng kết từ vựng tiếp theo
I. Gợi ý trả lời câu hỏi phần tổng kết
Câu 1. Ôn lại khái niệm từ mượn
- Những từ ngữ mà tiếng Việt không có, hoặc không đủ diễn đạt… phải vay mượn từ tiếng nước ngoài.
- Lựa chọn đúng: Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác (từ tiếng nước ngoài) là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
Câu 2. Khái niệm từ Hán Việt.
- Là những từ ngữ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán.
- Lựa chọn đúng: Từ Hán VIệt là bộ phận quan trọng của lớp từ vay mượn gốc Hán.
Câu 3. Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.
a.
b. Tìm dẫn chứng minh họa:
- Phát triển nghĩa của từ ngữ:
+ Chân là dấu chân trần trên đất.
+ Chân là cậu ấy có chân trong ban chỉ huy đội.
- Phát triển từ ngữ mới : Nền kinh tế tri thức, rừng phòng hộ, sách đỏ.
- Mượn từ nước ngoài : Ti vi, trinh bạch.
c. Không thể có ngôn ngữ chỉ phát triển từ vựng theo cách phát triển số lượng các từ ngữ vì nếu không có hình thức phát triển nghĩa của từ ngữ thì không thể đáp ứng yêu cầu giao tiếp hằng ngày càng tăng của xã hội.
Câu 4. Thuật ngữ.
a. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
b. Thuật ngữ có vai trò vô cùng quan trọng vì chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí nước ta đang ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí nước ta đang nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, kỹ thuật, công nghệ tăng lên chưa từng thấy cho nên thuật ngữ càng ngày càng có vai trò quan trọng.
Câu 5. Trau dồi vốn từ.
a. Các hình thức trau dồi vốn từ.
- Rèn luyện để viết đầy đủ, chính xác về nghĩa của từ.
- Rèn để biết thêm những từ mà mình chưa biết để làm tăng vốn từ về số lượng.
b. Giải thích nghĩa của từ ngữ.
- Bách khoa toàn thư : Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức các ngành.
- Bảo hộ mậu dich : Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, chống sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo : Viết ra để đưa thông qua (Động từ) bản thảo đưa cho người có trách nhiệm thông qua (Danh từ).
- Đại sứ quán : Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
- Hậu duệ : Con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí : Khí phách của con người toát ra qua lời nói.
- Môi sinh : Môi trường sống của sinh vật.
Câu 6. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ :
a. Từ ngữ địa phương khác với từ ngữ toàn dân. Từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
b. Trong đoạn thơ Tố Hữu dùng một số từ địa phương : Chi, rứa, nờ, tui, có, răng, ưng, mụ. Những từ ngữ này là từ địa phương miền Trung được dùng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Đây là một đoạn trích trong bài thơ « Mẹ suốt ». Một bà mẹ Quảng Bình anh hùng đã chở đò bộ đội qua sông dưới làn bom đạn trong suốt những năm tháng chống Mỹ cứu nước. Những từ ngữ địa phương trên góp phần thể hiện chân thực hóa hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách môt người mẹ ở vùng quê ấy, làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.
c. Trong tác phẩm văn học lớp 9 học kỳ 1, truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu dùng nhiều từ địa phương hơn cả.
- Ví dụ : đàng, vô, bớ, mầy, tiểu thơ, hay vầy…
- Những từ địa phương này góp phần khắc họa sinh động, chân thực hình ảnh chàng trai Nam Bộ.
d. HS tự nêu một số từ ngữ thuộc biệt ngữ xã hội mà mình biết.
Thí dụ :
Cày (Nghĩa gốc chỉ hoạt động cày ruộng (nhà nông), là biệt ngữ trong một số trường hợp :
- HS : học bài
- GV : đi dạy
- CN : đi làm.
Lượn (nghĩa gốc chỉ hoạt động bay) là biệt ngữ mang nghĩa đi đâu đó.
Xòe là biệt ngữ mang nghĩa ngã xe máy.
Vồ là biệt ngữ mang nghĩa bị bắt.
Phắn là biệt ngữ mang nghĩa đi chỗ khác.