TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI TRÁI ĐẤT LÀ CỦA CHÚNG MÌNH

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh sau và cho biết tranh vẽ cảnh gì (SGK/63). 3. Nối từ ngữ ở bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở bên phải:

Gợi ý:

Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ trên khắp thế giới, khác nhau về màu da cùng chung sống trên hành tinh xanh đều mong ước được sống trong hoà bình.

3. Nối những từ ngữ bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở bên phải:

Gợi ý:

a - 3; b - 1; c - 2; d - 5; e - 4.

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Khổ thơ thứ nhất ý nói gì?

Em chọn ý đúng để trả lời:

a) Mọi người cần bay lên để nhìn rõ trái đất.

b) Trái đất rất tươi đẹp, rất đáng yêu.

c) Trái đất có hình dáng như một quả bóng.

2) Hai câu thơ cuối khổ thơ 2 nhằm nói điều gì?

Em chọn ý đúng để trả lời:

a) Tất cả các loài hoa đều đáng quý.

b) Mỗi dân tộc có một màu da khác nhau.

c) Mọi người trên trái đất đều đáng quý, đáng yêu.

3) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?

Gợi ý:

1); b 2) c

3) Để giữ bình yên cho trái đất, chúng ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, hạt nhân.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả trường em.

a) Quan sát trường em. Ghi vào vở những điều em quan sát được.

b) Lập dàn ý cho bài văn tả trường em.

Gợi ý:

a) Mở bài:

Giới thiệu: Trường em nằm ở vị trí nào? Đặc điểm gì nổi bật giúp mọi người dễ nhận ra ngôi trường đó? ... (Hoặc: Lí do em muốn tả cảnh ngôi trường đang học).

b) Thân bài

- Cảnh bên ngoài trường: Lối đi vào có gì nổi bật? cổng trường thế nào? Biển ghi tên trường ra sao? Hoạt động trước cửa trường vào thời điểm miêu tả có điểm gì đáng nói?...

- Cảnh bên trong trường:

+ Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối thế nào? Trên sân trường có những cảnh gì nổi bật (về âm thanh, màu sắc...)?

+ Khu vực lớp học (trước mặt em, bên phải, bên trái) được bố trí ra sao? Các phòng học có những điểm gì làm em chú ý (cửa ra vào, cửa sổ,...)? ...

+ Các khu vực khác ở trường em (văn phòng, nhà hiệu bộ, thư viện, phòng thiết bị dạy học, vườn trường, bồn hoa cây cảnh,...) có gì nổi bật?

c) Kết bài

Cảnh trường (vào lúc miêu tả) gợi cho em những cảm nghĩ gì? (Hoặc: Em có suy nghĩ gi về ngôi trường thân yêu của mình?...).

Gợi ý:

Tả trường em.

Dàn ý

I. Mở bài: Giới thiệu trường em.

- Trường em nằm trên một khu đất rộng, được bao bọc bởi bốn con đường tráng nhựa mới toanh.

- Nổi bật dãy ngói đỏ, tường vàng.

II. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh.

- Cổng trường rộng 4 mét, sơn màu nâu của gỗ.

- Tên trường bằng chữ in hoa màu trắng trên nền xanh dương.

- Đầu giờ, cổng trường khá đông đúc học sinh và phụ huynh.

- Sân trường rộng và được lát gạch sạch sẽ.

- Hai bên lối đi vào cột cờ có hai hàng cây bàng toả rợp bóng mát.

- Phía sau cột cờ là phòng của Ban giám hiệu.

- Dãy phòng bên trái là lớp học của khối Một, bên phải của khối Hai.

- Khối lớp Ba được bố trí ở dãy phòng sau.

- Riêng khôi Bốn và Năm thì các phòng học ở lầu I.

- Lớp em khá rộng rãi, có hai cửa ra vào và bốn cửa sổ.

- Riêng các phòng chức năng thì ở lầu trên của khối Ba.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về trường.

- Trường em rất đẹp và thoáng mát.

- Em yêu quý ngôi trường của em lắm.2. Cổng trường em to và đẹp. Cánh cổng được sơn màu nâu xỉn như màu của gỗ. Trên hai trụ cổng to cỡ vòng tay của em được lắp hai bóng đèn to. Phía trên là bảng tên trường được sơn trắng trên nền xanh dương. Phía trái cổng là phòng bảo vệ. Bên phải có trồng hai cây bàng to, rợp bóng mát. Giờ vào học hoặc giờ ra về tuy đông đúc thế mà phụ huynh vẫn có thể ra vào để đưa đón con dễ dàng. Từ xa đã thấy chiếc cổng trường nổi bật lên hẳn với hàng chữ dưới tên trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui:”

2. Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên.

Gợi ý:

- Có thể chọn viết đoạn văn tả sân trường hoặc dãy lớp học / khu vực văn phòng...

- Nên có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cụ thể cảnh vật. Chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động (thể hiện sự quan sát tinh tế, bằng nhiều giác quan).

M: Sân trường không rộng lắm nhưng là khu vực thoáng đãng nhất của trường tôi. Hàng cây xà cừ trồng quanh sân như những chiếc ô che nắng cho chúng tôi vui đùa lúc ra chơi. Bốn góc sân trường sừng sững bôn cây phượng vĩ trồng đã lâu năm. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ như những chùm lửa lập loè trong vòm lá. Nếu chú ý lắng nghe, bạn sẽ thấy tiếng chim hót líu lo như dạo khúc nhạc vui.

Theo Vũ Hoàng Linh

3. Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

a) Nghe thầy cô kể lại chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

b) Dựa vào lời kể của thầy cô và lời ghi dưới mỗi bức ảnh, em hãy giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh dưới đây.

c) Mỗi nhóm cử đại diện kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

Gợi ý:

- Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?

- Truyện phim có những nhân vật nào?

- Sau ba mươi năm, Mai-cơ đã đến Việt Nam để làm gì?

- Quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Mỹ Lai như thế nào?

- Những việc làm nào thể hiện còn một số lính Mĩ vẫn có lương tri và ghê sợ hành động của quân đội Mĩ?

- Tiếng đàn của Mai-cơ có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

Kể lại câu chuyện

a) Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai

Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang theo một cây đàn vĩ cầm. Đó là Mai - cơ, một cựu chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau 30 năm, ông muốn trở lại mảnh đất đã từng chịu nhiều đau thương này với mong ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất ở Mỹ Lai.

Mỹ Lai là một vùng quê thuộc xã Sơn Mỹ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, quân đội Mĩ đã huỷ diệt hoàn toàn mảnh đất này : thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt giết hại trong ít phút. Có những em bé bị bắn khi đang bú trên xác của mẹ...

Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có mười người may mắn sống sót nhờ được ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu. Ba phi công ấy là Tôm-xơn, Côn-bơn, và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ba người lính kinh hoàng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứư. Một đại uý Mĩ chạy ngay tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi dân thường, Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mắt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng máy chĩa súng vào chúng, sẵn sàng nhả đạn nếu chúng tiến lại gần. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người dân về nơi an toàn.

Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sống từ trong đống xác chết.

Trong cuộc thảm xác tàn bạo của quân đội Hoa Kì, cùng với Tôm-xơn,

Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta, còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia tội ác, có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng. 40 bức ảnh đen trắng, 18 bức ảnh màu về vụ thảm sát do Rô-nan chụp và công bố là bằng chứng quan trọng, buộc toà án của nước Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.

Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mỹ Lai. Tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hoà bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.

b) Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:

- Ảnh 1: Ông Mai-cơ là cựu chiến binh Mĩ. Ông trở lại Việt Nam, kéo một bản nhạc với mong ước cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất ở Mỹ Lai.

- Ảnh 2: Một tên lính Mĩ đang châm lửa đốt phá nhà cửa người dân

trong đợt huỷ diệt vùng quê Mỹ Lai năm 1968.

- Ảnh 3: Chiếc máy bay trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đã tiếp cứu được mười người dân.

- Ảnh 4: Hai người lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt bị thương do anh tự bắn vào chân của mình để khỏi tham gia cuộc càn quét.

- Ảnh 5: Tờ tạp chí Mĩ đăng tin phiên toà xử vụ Mỹ Lai ở Mĩ.

- Ảnh 6, 7: Những người lính Mĩ có lương tâm năm ấy xúc động gặp lại những người họ đã cứu sông.

c) - Câu chuyện xảy ra vào ngày 16 - 3 - 1968.

- Truyện phim có Mai-cơ, Tôm-xơn, Côn-bơn, An-đrê-ốt-ta, Hơ-bớt, Rô-nan.

- Mai-cơ đã đến Việt Nam với mong ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những đã khuất ở Mỹ Lai.

- Quân đội Mĩ đã thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người.

- Họ bắn pháo hiệu cấp cứu, chở những người dân về nơi an toàn. Họ kinh hoàng khi thấy quân đội Mĩ dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn.

- Tiếng đàn của Mai-cơ nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hoà bình và nguyện cầu cho linh hồn những người đã khuất.

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

Gợi ý:

Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Bài viết gợi ý: