TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NHỮNG CON SỐ NÓI GÌ ?
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Nhận xét về báo cáo thống kê.
a) Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến.
b) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
c) Các số liệu thông kê trên được trình bày dưới hình thức nào?
d) Các số liệu thông kê nói trên có tác dụng gì?
Gợi ý:
b) - Từ năm 1075 đến năm 1919 có 185 khoa thi, 2896 tiến sĩ.
- • Triều Lý: 6 khoa thi, 11 tiến sĩ.
• Triều Trần: 14 khoa thi, 51 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
• Triều Hồ: 2 khoa thi, 12 tiến sĩ.
• Triều Lê: 104 khoa thi, 1780 tiến sĩ, 27 trạng nguyên.
• Triều Mạc: 21 khoa thi, 484 tiến sĩ, 11 trạng nguyên.
• Triều Nguyễn: 38 khoa thi, 558 tiến sĩ.
- Ngày nay còn 82 tấm bia khắc tên 1306 tiến sĩ.
c) Các số liệu thống kê được trình bày dưới nêu số liệu và trình bày bảng số liệu.
d) Các số liệu thông kê có tác dụng giúp người đọc dễ nắm được thông tin, có sự so sánh chính xác và là bằng chứng hùng hồn, giàu sức thuyết phục, khẳng định dân tộc Việt Nam có truyền thông văn hoá từ lâu đời.
2. Thông kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau (SGK/35).
Gợi ý:
Tổ | Số học sinh | Học sinh nữ | Học sinh nam | Học sinh xuất sắc |
Tổ 1 | 6 | 1 | 5 | 2 |
Tổ 2 | 6 |
| 6 | 4 |
Tổ 3 | 6 | 6 |
| 2 |
Tổ 4 | 6 | 6 |
| 3 |
Tổ 5 | 6 |
| 6 | 2 |
Tổ 6 | 6 | 1 | 5 | 2 |
Tổng số học | 36 | 14 | 22 | 15 |
sinh trong lớp |
3. Tìm và ghi vào vở những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Gợi ý:
Những từ đồng nghĩa: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ.
4. Trò chơi: Thi xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa.
Cách chơi:
- Từng bạn trong nhóm lấy lần lượt một trong các thẻ từ: bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mènh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.
- Thi xếp nhanh thẻ từ vào trong ba nhóm đồng nghĩa.
Gợi ý:
Nhóm 1 Từ ngữ chỉ khoảng không gian rộng | Nhóm 2 Từ ngữ chỉ sự vắng vẻ | Nhóm 3 |
bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang | vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt. | lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh. |
5. Viết một đoạn văn tả cảnh (khoảng 5 câu), trong đó có dùng một số từ đã nêu ở hoạt động 4.
Gợi ý:
Con đường đất đỏ dẫn vào làng rộng thênh thang. Những cánh đồng sau vụ mùa chỉ còn trơ gốc rạ. Con rạch đầy ắp nước lóng lánh ánh nắng mai. Trong khóm khoai nước ven con rạch, dăn ba phiến lá to phô bày những giọt sương sớm long lanh như những viên ngọc. Khoảng trời hao la và trong vắt.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tìm những từ đồng nghĩa gọi tên những đồ vật, con vật, cây cối xung quanh em.
M: - bóng - banh
- (con) ngan - vịt xiêm
- (cây) roi - mận
Gợi ý
- Đồ vật: muỗng - thìa, bút — viết, tập — vở.
- Con vật: cọp - hổ, cá quả - cá lóc, cún - chó con.
- Cây côi: vải - lệ chi, ngô - bắp, nha đam - lô hội.