SOẠN BÀI TẬP ĐỌC CAO BẰNG

A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

Đây là bài thơ được viết theo thể 5 chữ. Tác giả đã bộc lộ cảm xúc của mình về một vùng đất giáp biên giới Việt - Trung, một vùng đất đẹp, nên thơ. Đó chính là Cao Bằng. Âm điệu chung của bài thơ nhẹ nhàng, tha thiết, đầy cảm xúc. Để tạo được âm điệu ấy, khi đọc cần căn cứ vào ý thơ để tạo nên nhịp thơ thích hợp. Cần nhấn giọng ở nhừng từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất của các sự vật và những cảm nhận, những xúc cảm của tác giả về con người và mảnh đất Cao Bằng.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Câu 1: Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

Trả lời: Đó là những từ ngữ, chi tiết sau đây:

Để đến được Cao Bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt đèo Cao Bắc, địa thế xa xôi, hiểm trở.

Câu 2: Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

Trả lời: Đó là những từ ngữ, hình ảnh sau:

- Mận ngọt, đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.

Câu 3: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu

Trả lời: Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng là:

- Núi non Cao Bằng không thể đo hết được giống như lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân Cao Bằng không thế nào nói lên hết được.

- Tình yêu đát nước của người dân Cao Bằng đã dâng hết trọn, dâng đến tận tầm cao Tổ quốc, tình yêu ấy trong suốt, sâu sắc như suối khuất rì rào... Nghĩa là không đu hết được tình yêu đất nước của nhân dân Cao Bằng.

Câu 4: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên một điều: Cao Bằng có một vị trí rất quan trọng trong nhiệm vụ giữ gìn biên cương cho Tổ quốc ở phía Bắc.

* Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp và lòng hiếu khách của vùng đất và con người Cao Bằng, đồng thời cho ta thấy Cao Bằng có một vị trí rất quan trọng trong việc giữ gìn biên cương cho Tố quốc.

Bài viết gợi ý: