SOẠN BÀI TẬP ĐỌC THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
- Giọng điệu chung của toàn bài là giọng điệu kể chuyện, cần phân biệt giọng điệu của từng nhân vật. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu.
- Các đoạn đối thoại cần biểu hiện sắc thái giọng đọc phù hợp với nội dung: Ở đoạn 1, câu nói của Trần Thủ Độ thể hiện sự lạnh lùng, nghiêm trang như một mệnh lệnh.
Đoạn 2: Lời nói của Linh Từ Quốc Mẫu mang sắc thái ấm ức, bực bội, còn lời của Trần Thủ Độ thì ôn tồn điềm đạm.
Đoạn 3: Lời tâu vủa viên quan thì giọng đọc phải nhẹ nhàng, tha thiết mang sắc thái lo âu. Lời của vua thì thân tình, cởi mở, tin cậy, thông báo trung thực sự việc. Còn lời của Trần Thủ Độ thì nhẹ nhàng, chân thành.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1 - Phân đoạn: Bài văn có thể chia làm 3 đoạn để luyện đọc.
- Đoạn 1: Từ đầu đến... “ông mới tha cho”.
- Đoạn 2: Tiếp đoạn 1 cho đến... “lấy vàng, lụa thưởng cho”.
- Đoạn 3: Phần còn lại của văn bản.
2- Nội dung bài:
Câu 1: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trả lời: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã đồng ý nhưng phán rằng: “Ngươi có phu nhân xin cho làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Ý của Trần Thủ Độ là muôn răn đe những kẻ có ý định mua bán chức tước, làm rối loạn phép nước.
Câu 2: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
Trả lời: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách móc, quở phạt, trái lại ông khen việc làm của người quân hiệu là đúng, giữ nghiêm phép nước và còn tặng thưởng cho vàng, lụa.
Câu 3: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
Trả lời: Khi biết có viên quan tâu với vua cho rằng Trần Thủ Độ đã lộng hành, chuyên quyền, Trần Thủ Độ tự nhận lỗi với vua, yêu cầu vua quở trách mình và xin vua ban thưởng cho người nói thẳng, nói thật.
Câu 4: Những lời nói và việc làm của Trần Thii Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Trả lời: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là một người thẳng thắn, trung thực, nghiêm minh, không vì tình riêng kể cả những vụ việc liên quan đến vợ mình cũng đều xử lí khách quan, công bằng, đúng phép nước và cũng rất nghiêm khắc với chính mình.
* Nội dung chính: Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của thái sư Trần Thủ Độ — một con người thẳng thắn, trung thực, nghiêm minh, gương mẫu trong thực hiện phép nước trên cương vị của một vị quan đầu triều.