TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI LỜI KHUYÊN CỦA BÁC

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. a) Quan sát bức tranh minh hoạ cho chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em.

b) Nghe thầy cô giới thiệu để hiểu bức tranh cho ta biết điều gì về Tổ quốc Việt Nam.

Gợi ý:

a) Tranh minh hoạ có hình ảnh Bác Hồ, lá cờ Tổ quốc và các bạn học sinh.

b) Tổ quốc Việt Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay có hình chữ S, gợi dáng hình đất nước. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Thư gửi các học sinh” (Trích) SGK/4,5.

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gi đặc biệt so với những ngày khai trường trước đó?

2) Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

3) Theo Bác Hồ, vì sao học sinh phải siêng năng học tập, rèn luyện? Em chọn ý đúng để trả lời:

a) Vì đó là việc làm để bắt buộc đối với mỗi học sinh.

b) Vì đó là việc làm giúp nước ta sánh vai được với các cường quốc năm châu.

c) Vì đó là việc làm giúp nước nhà thoát khỏi cảnh yếu hèn sau hơn 80 năm trời nô lệ.

Gợi ý:

1) Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 là ngày khai trường của nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ; từ ngày khai trường này trở đi, các học sinh được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

2) Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước nhà theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

7. Tìm hiểu từ đồng nghĩa:

So sánh nghĩa của hai cặp từ sau để hiểu thế nào là từ đồng nghĩa:

a) học sinh - học trò

Nghĩa của hai từ học sinh, học trò có điểm nào giông nhau? (Hai từ này cùng chỉ ai?)

b) khiêng - vác

- Quan sát tranh và đọc lời giải nghĩa dưới tranh (SGK/7).

- Nghĩa của hai từ: khiêng, vác có điểm nào giông nhau, có điểm nào khác nhau?

Gợi ý:

a) Hai từ học sinh, học trò cùng chỉ người theo học ở trường.

b) Nghĩa của hai từ khiêng, vác có điểm:

- giống nhau: nâng và chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh.

- khác nhau: thao tác bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại (khiêng); thao tác bằng cách đặt lên vai (vác).

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Xếp 6 từ in đậm trong đoạn sau thành ba cặp từ đồng nghĩa:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

HỒ CHÍ MINH

M: nước nhà - non sông

Gợi ý:

1) nước nhà — non sông

2) xây dựng — kiến thiết

3) hoàn cầu — năm châu

2. Ghi lại từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to, học tập.

M: đẹp - xinh

to - ...

học tập - ...

Gợi ý:

đẹp - xinh; to - lớn; học tập - học hành

3. Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở hoạt động 2 và chép vào vở.

M: - Quê hương em rất đẹp.

- Bé Hà rất xinh.

Gợi ý:

- Bố câu được một con cá rất to.

- Cây bàng sân trường em cao và có nhiều tán lớn.

5. Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn viết về ngày Độc lập. (SGK/9, 10). Biết rằng:

(1) : chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh.

(2) : chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh.

(3) : chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.

Gợi ý:

Ngày độc lập

Mùng 2 tháng 9 năm 1945 — một ngày đáng ghi nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ.

Các nhà máy đều nghỉ việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động sản xuất, buôn bán của thành phố tạm ngừng. Già, trẻ, gái, trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần có mặt trong ngày hội lớn của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, khúc chiết, rõ ràng; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người...

Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí của toàn dân Việt Nam kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

Theo VÕ NGUYÊN GIÁP

6. Điền chữ thích hợp với mỗi ô trống (SGK/10).

Gợi ý:

Âm đầu

Đứng trước i, ê, e

Đứng trước các âm còn lại

Âm “cờ”

Viết là k

Viết là c

Âm “gờ”

Viết là gh

Viết là g

Âm “ngờ”

Viết là ngh

Viết là ng

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Chia sẻ với người thân những điều em biết về Tổ quốc qua bức tranh chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. (Em nói về ý nghĩa của những hình ảnh trong bức tranh: lá cờ Tổ quốc, đường cong hình chữ S, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, các bạn nhỏ đeo khăn quàng với những bộ trang phục khác nhau của các dân tộc).

Gợi ý

Lá cờ Tổ quốc có màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, ngôi sao màu vàng tượng trưng cho dân tộc da vàng, năm cánh ngôi sao là biểu tượng cho sự đoàn kết của các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh (người trí thức, người nông dân, người công nhân, người buôn bán và quân đội).

Dải lãnh thổ Việt Nam trải dài từ bắc đến nam có dáng cong như hình chữ S. Qua nhiều thế kỉ không ngừng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, với tinh thần bất khuất, sự dũng cảm và lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã giành được độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, non sông liền một dải, mang đến hạnh phúc cho các bạn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Dù trang phục có khác nhau của các dân tộc anh em nhưng các bạn đều vui vẻ, phấn khởi tung tăng đến trường với chiếc khăn quàng đỏ trên vai.

Bài viết gợi ý: