TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát bức tranh sau và cho biết tranh vẽ cảnh gì (SGK/12).
Gợi ý:
Tranh vẽ cảnh làng quê đang vào mùa thu hoạch.
3. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp:
a. Kéo đá b. Hợp tác xã c. Lụi
(1) .......: cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.
(2) .......: dùng trâu, bò kéo con lăn bằng đá để làm cho thóc rụng khỏi thân lúa.
(3) ......: cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể.
Gợi ý:
Ghép từ ngữ với nghĩa của nó: a - (2); b - (3); c - (1).
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.
M: lúa - vàng xuộm
2) Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
3) Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Gợi ý:
1) Những sự vật có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó: lúa - vàng xuộm; nắng - vàng hoe; quả xoan - vàng lịm; lá mít, lá chuôi - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; buồng chuôi - chín vàng; bụi mía - vàng xọng; rơm, thóc - vàng giòn; gà, chó - vàng mượt; mái nhà rơm
- vàng mới; tất cả - màu vàng trù phú, đầm ấm.
2) Bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động bởi những chi tiết về:
- Thời tiết: không còn cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp vào mùa đông. Ngày không nắng, không mưa.
- Con người: mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc, chăm chỉ với công việc; cứ buông bát đũa, cứ trở dậy là đi ra đồng ngay.
3) Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
6. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
1) Đọc bài văn tả cảnh “Buối sáng trên quê em” (SGK/14, 15).
2) Xác định các đoạn của bài văn trên.
3) Nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
4) Dựa vào bài văn trên, em hãy nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh: Bài văn tả cảnh gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung gì?
Gợi ý:
2) Đoạn 1: “Buổi sáng ... thật đẹp”.
Đoạn 2: “Đứng trên ... màn thóc”.
Đoạn 3: “Ai đã ... ra đi”.
3) Đoạn 1: giới thiệu cảnh đẹp của Sơn La.
Đoạn 2: tả từng chi tiết của cảnh đẹp Sơn La.
Đoạn 3: nêu cảm xúc trước cảnh đẹp của Sơn La.
4) Nội dung ghi nhớ /15.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. a) Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
“Hoàng hôn trên sông Hương” (SGK/15, 16).
b) Mỗi đoạn trong bài văn trên nêu nội dung gì? Ghi kết quả vào Phiếu học tập! (SGK/16).
Gợi ý:
Gợi ý:
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Anh Lý Tự Trọng đi học nước ngoài từ khi nào?
- Về nước, anh làm nhiệm vụ gì?
- Những hành động của anh Lý Tự Trọng:
+ Nhanh trí trốn thoát khi mang truyền đơn, tài liệu bị địch phát hiện.
+ Bắn chết tên mật thám để bảo vệ anh cán bộ.
+ Bị địch tra tấn dã man vẫn không khuất phục, kiên cường khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
+ Bị xử bắn vẫn hiên ngang hát bài Quốc tế ca.
Gợi ý:
a) Mở bài: “Cuối buổi chiều, ... yên tĩnh này”. Thân bài: “Mùa thu, ... cũng chấm dứt”. Kết bài: “Huế thức dậy ... của nó”.
b)
Mở bài | Đoạn 1 | —> | Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn yên tĩnh lạ lùng. |
Thân bài | Đoạn 2 | —> | Tả đặc điểm đổi thay sắc màu của dòng sông Hương từ lúc trời chiều đến khi tối hẳn. |
Đoạn 3 | —> | Tả hoạt động của con người ở ven sông và trên sông từ lúc hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn. | |
Kết bài | Đoạn 4 | —> | Nêu cảm nhận về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. |
2. Nghe thầy cô kể câu chuyện Lý Tự Trọng (2-3 lần).
Gợi ý:
Kể chuyện
Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Năm 1928, anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. Anh học rất sáng dạ, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo.
Mùa thu năm 1929, anh về nước, được giao nhiệm vụ làm hên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để tiện cho công việc, anh đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
Có lần, anh Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, anh vồ lấy xe của nó, nhảy lên, phóng mất. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại chực khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trôn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào. Tên thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới, định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trôn kịp, anh bị giặc bắt.
Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh.
Trong nhà giam, anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi anh là “Ồng nhỏ”.
Trước toà án, anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh nói là anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác...
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931.
Trước khi chết, anh hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.
Theo báo THIÊU NIÊN TIỀN PHONG
3. Dựa vào các tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện (SGK/17).
Gợi ý:
Yêu cầu kể đúng nội dung từng đoạn, dùng từ ngữ phù hợp sẽ giúp lời kể tự nhiên hơn.
4. Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng.
Gợi ý:
- Câu chuyện có những nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, lính giặc, một cán bộ, thanh tra mật thám, những người coi ngục, luật sư bào chữa.
- Anh Lý Tự Trọng đi học nước ngoài năm 1928.
- Về nước, anh làm nhiệm vụ liên lạc tài liệu với các đảng bạn qua đường tàu biển.
- Những hành động của anh Lý Tự Trọng theo trình tự các tranh 3, 4, 5,
5. Trao đổi ý nghĩa của câu chuyện:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Hành động nào của anh Trọng khiến em khâm phục nhất?
Gợi ý:
- Câu chuyện giúp em hiểu người cách mạng là người yêu nước, dám hi sinh vì đất nước.
- Em khâm phục lời khẳng định của anh khi chọn làm cách mạng là con đường duy nhất.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
2. Sưu tầm các câu chuyện kể về những tấm gương tuổi nhỏ chí lớn.
Gợi ý
Các câu chuyện kể về những tấm gương tuổi nhỏ chí lớn: Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám.