SOẠN BÀI TẬP ĐỌC TRANH LÀNG HỒ

A- Kĩ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

Âm điệu chung của toàn bài là âm điệu kể, tả, bộc lộ cảm xúc trước những vật phẩm văn hóa đặc sắc của dân tộc - một nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân gian truyền lại cho đến bây giờ. Khi đọc, em cần thể hiện được cảm xúc ấy. Biết ngừng nghỉ ở những dấu câu, giọng đọc rõ ràng, tình cảm. Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của các bức tranh.

B- TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1- Phân đoạn: Bài văn chia làm 3 đoạn để luyện đọc.

- Đoạn 1: Từ đầu đến ... “hóm hỉnh và vui tươi”.

- Đoạn 2: Tiếp đoạn 1 cho đến ... “ca múa bền gà mái mẹ”.

- Đoạn 3: Phần còn lại của văn bản.

2- Nội dung bài:

Câu 1: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?

Trả lời: Đó là những bức tranh: Tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ.

Câu 2: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

Trả lời: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt, đạt đến sự trang trí tinh tế: màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn” càng ngắm càng ưa nhìn.

Câu 3: Tìm những từ ngữ ơ hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.

Trả lời: Đó là những từ ngừ:

- Khắc được những tranh lợn ráy có “những khoáng âm dương rất có duyên”.

- Vẽ được những đàn gà con “tưng bùng như ca múa”.

- Kĩ thuật đạt đến sự “trang trí tinh tế”.

- Màu đen được luyện từ những “chất liệu gợi nhắc thiết tha đền đồng quê đất nước”.

- Màu trắng điệp “là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa”.

Câu 4: Vì sao tác giả biết ơn nhừng nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

Trả lời: Vì tác giả cảm nhận những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo được một nét đặc sắc trong hội họa, tạo nên cái bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam, truyền lại cho con cháu muôn đời, cùng với những kĩ thuật pha chế màu đặc biệt và kĩ thuật trang trí đạt tới sự tinh tế mà ngày nay chúng ta đang tiếp thu, giữ gìn và phát triển lên một trình độ mới.

* Nội dung chính: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Bài viết gợi ý: