TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TRONG ĐẠN BOM VẪN YÊU ĐỜI

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát ảnh đoàn xe ra trận (trong những năm chống Mĩ cứu nước), trả lời câu hỏi (SGK/114).

a) Đoàn xe đi trên những con đường như thế nào (mặt đường dưới bánh xe, mặt đất ven đường, cây cối, bầu không khí, quang cảnh xung quanh,...)?

b) Con đường, khung cảnh trong hai tấm ảnh gợi cho em ấn tượng gì?

Gợi ý:

a) Đoàn xe đi trên những con đường gập ghềnh, quanh co bị cày xới bởi bom đạn. Cây cối xơ xác, điêu tàn, bầu không khí thê lương đầy khói và bụi. Quang cảnh vô cùng hoang phế trong đống đổ nát của chiến tranh.

b) Con đường, khung cảnh gợi cho em sự tàn ác của bom đạn chiến tranh, qua đó thấy được sự kiên trì, dũng cảm của các anh chiến sĩ đã xả thân vì dân, vì nước mà chiến đấu ngoan cường trước kẻ thù hung bạo.

5. Trao đổi, trả lời câu hỏi:

1) Vì sao xe của cả tiểu đội không có kính?

2) Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

3) Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?

4) Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? Chọn ý trả lời đúng nhất.

a) Các chú bộ đội lái xe rất dũng cảm, không sợ bom đạn của kẻ thù.

b) Các chú bộ đội lái xe trải nhiều gian nan, vất vả trên đường ra mặt trận.

c) Các chú bộ đội dũng cảm, yêu đời, bất chấp khó khăn, bom đạn của kẻ thù.

5) Nêu ý nghĩa của bài thơ. Chọn ý trả lời đúng nhất.

a) Bài thơ nói lên sự gian nan, vất vả của các chiến sĩ lái xe.

b) Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.

c) Bài thơ ca ngợi tinh thần chịu đựng gian khổ của các chiến sĩ lái xe.

Gợi ý:

1) Xe của cả tiểu đội không có kính vì bom đạn của quân thù đã làm vỡ kính.

2) • Tinh thần dũng cảm: Bom giật, bom rung, kính vỡ, ung dung, nhìn đất trời, nhìn thẳng.

• Lòng hăng hái: Mưa tuôn, mưa xối ướt cả áo, chưa cần thay áo, lái trăm cây số nữa, gió lùa làm áo mau khô.

3) Tình đồng chí, đồng đội của những chiến sĩ được thể hiện trong 2 câu

cuối: “Gặp bạn bè cửa kính vỡ rồi”.

4) c); 5) b).

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

3. Trao đổi, chọn ý trả lời em thích:

1) Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?

a) Tinh thần dũng cảm, sự hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

b) Tinh thần dũng cảm, không khuất phục trước kẻ thù.

c) Tinh thần bất khuất chông bọn xâm lược tàn bạo.

2) Vì sao truyện có tên là Những chú bé không chết?

a) Vì ba chú bé trong truyện là anh em, ăn mặc giông nhau nên tên phát xít tương chú bé luôn sông lại.

b) Vì tên phát xít giết hết chú bé này đến chú bé khác nhưng các chú bé vần tiếp nối nhau xuất hiện.

c) Vì tinh thần dũng cảm, sự hi sinh của các chú bé sẽ sông mãi trong tâm trí mọi người.

Gợi ý:

1) a); 2) Cả ba ý.

Bài viết gợi ý: