VĂN BẢN TỔNG KẾT

I. CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT

1. Đọc văn bản Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước của Đội Thanh niên tình nguyện số 2.

• Tóm tắt báo cáo gồm các mục sau:

(1) Tổ chức: địa điểm hoạt động, số lượng sinh viên tình nguyện, thời gian.

(2) Kết quả hoạt động:

- Chăm sóc thương binh, bệnh binh và người có công với nước

- Giao lưu văn hóa - văn nghệ - thể thao

- Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan

- Tổ chức ôn tập văn hóa và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh.

- Xây dựng công trình thanh niên và tặng quà thương binh, bệnh binh.

(3) Đánh giá chung

• Nhận xét báo cáo:

- Đầy đủ các phần của một báo cáo tổng kết (ngoài mở đầu có 3 phần như trên, trong đó phần 2 (kết quả hoạt động) là phần chính của báo cáo).

- Lời văn diễn đạt rõ, gọn; cách dùng từ chuẩn xác, đặt câu đúng ngữ pháp.

2. Từ báo cáo trên, có thể rút ra những điều ghi nhớ sau đây về văn bản tổng kết:

• Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác.

• Muốn viết được văn bản tống kết, cần:

- Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.

- Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.

- Diễn đạt cần ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

• Tùy theo yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.

II. LUYỆN TẬP

Có hai bài tập:

1. Nhận xét một văn bản tổng kết nêu trong SGK:

- Anh (chị) đọc kĩ văn bản, đối chiếu với phần Ghi nhớ để trả lời các câu hỏi.

- Gợi ý cho câu c: văn bản tổng kết này còn thiếu mục đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và kiến nghị.

2. Viết một văn bản tổng kết về phong trào học tập và rèn luyện của lớp trong năm học vừa qua:

- Cần chuẩn bị các tư liệu và số liệu đáp ứng đầy đủ cho nội dung của bản tổng kết (tư liệu phải đủ các mặt, có chọn lọc, tiêu biểu; số liệu phải chính xác).

- Lập dàn ý văn bản có thể như sau:

• Phần mở đầu

• Nội dung báo cáo

1. Đặc điểm tình hình của lớp (sĩ số, số đoàn viên, chất lượng các mặt,...)

2. Phong trào học tập và kết quả

3. Phong trào rèn luyện và kết quả

4. Đánh giá ưu, khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm.

5. Kiến nghị (gửi Ban Giám hiệu và Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).

• Phần kết thúc.

3. Viết một bản tổng kết phần Văn học (hoặc Tiếng Việt, Làm văn) thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12.

Gợi ý:

a) Đây là văn bản khoa học và phong cách ngôn ngữ khoa học.

b) Chuẩn bị tri thức: nội dung chương trình và SGK, phương pháp học tập Ngữ văn mới,…

c) Chọn phần viết nào mà mình nắm vững và tâm đắc nhất trong ba phần của môn Ngữ văn.

d) Lập dàn ý bản tổng kết. .

e) Viết một phần trong dàn ý trên mà mình thích thú nhất.

Bài viết gợi ý: