TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Gọi đúng tên những trang phục của phụ nữ Việt Nam trong các bức ảnh sau (SGK/22)
Gợi ý:
Thứ tự từ trái sang phải
Ảnh 1: áo bà ba
Ảnh 2: áo tứ thân
Ảnh 3: áo dài
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn “Tà áo dài Việt Nam” (SGK/23)
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
2) Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
3) Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
4) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
Gợi ý:
1) Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, bên trong lấp ló các lớp áo cánh nhiều màu với phong cách tế nhị, kín đáo.
2) Áo dài cổ truyền có áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Riêng áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, rộng gấp đôi vạt phải.
Áo dài tân thời được cải tiến từ áo dài cổ truyền có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung với hai thân vải trước và sau.
3) Chiếc áo dài phù hợp với vóc dáng của phụ nữ Việt Nam. Khi mặc chiếc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trông thướt tha, duyên dáng và dịu dàng hơn.
4) Trong tà áo dài, người phụ nữ đẹp hơn, nhanh nhẹn, uyển chuyển và dịu dàng hơn.
6. Mỗi em chọn đọc một đoạn văn mà mình thích và giải thích vì sao thích đoạn văn đó.
Gợi ý:
Em thích đoạn văn cuối. Đoạn này miêu tả người phụ nữ Việt Nam rất đẹp trong tà áo dài truyền thống.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Điền vào chỗ trống trong phiếu sau để hoàn chỉnh cách làm bài văn tả con vật (SGK/25)
Gợi ý:
Ôn tập về tả con vật
a) Bài văn tả con vật gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu về con vật sẽ tả.
- Thân bài:
+ Tả đặc điểm hình dáng.
+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật.
b) Trình tự tả con vật:
- Tả hình dáng rồi tả hoạt động.
Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.
- Tả hình dáng xen lẫn tả hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật.
c) Các giác quan được sử dụng khi quan sát: mắt, tai, mũi, tay.
d) Biện pháp tu từ thường được sử dụng khi tả con vật: so sánh, nhân hóa.
2. Đọc bài văn “Chim họa mi hót” (SGK/25, 26) và trả lời câu hỏi:
a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
b) Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?
c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Gợi ý:
a) Bài văn gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào mỗi buổi chiều.
- Đoạn 2: Tả tiêng hót đặc biệt của họa mi.
- Đoạn 3: Tả dáng ngủ ngộ nghĩnh của họa mi trong đêm.
- Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm thật dễ thương của họa mi.
b) Tác giả quan sát chim họa mi bằng mắt và tai
c) - Em thích chi tiết tả chim họa mi ngủ. Đây là chi tiết giúp em biết được cách ngủ rất ngộ nghĩnh của họa mi.
- Hình ảnh so sánh: tiếng hót như một điệu đàn trong bóng xế. Hình ảnh so sánh miêu tả đúng tiếng hót của họa mi âm vang giữa buổi chiều tĩnh mịch.
3. a) Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.
Tham khảo bài viết tại đây:
4. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng.
Tham khảo tại đây:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Trao đổi với người thân để hiểu cần làm gì để thể hiện mình là người biết tôn trọng giới nữ.
Gợi ý:
Người biết tôn trọng giới nữ cần quan tâm, chia sẻ việc nhà cho mẹ và chị. Nơi công cộng, nhường cho phụ nữ đi trước, nhường chỗ cho phụ nữ ngồi khi đi xe buýt.