Soạn các văn bản truyện ngụ ngôn ngữ văn 6

 

Văn bản Ếch ngồi đáy giếng

 

 

  1. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

                     

  • Vì ếch sống lâu năm trong cái giếng ấy rồi
  • Vì dưới đáy giếng, ếch chỉ thấy được bầu trời qua miệng giếng mà thôi, nên bầu trời mới bé như vậy
  • Vì trong giếng chỉ toàn những con vật nhỏ bé, ếch là loài to nhất, nên nó mới nghĩ mình là chúa tể

 

  1. Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp
  • Vì ếch có suy nghĩ coi trời bằng vung
  • Khi môi trường thay đổi, suy nghĩ ấy của ếch không thay đổi

=> ếch bị giẫm bẹp

 

  1. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học ấy
  • Đừng bao giờ coi mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ
  • Giúp ta biết khiêm tốn hơn
  • Khi môi trường sống thay đổi, chúng ta không thể đem suy nghĩ ở môi trường cũ để áp đặt vào môi trường mới.
  • Giúp ta biết chọn cho mình quan điểm sống phù hợp

 

 

Văn bản Thầy bói xem voi

 

 

  1. Hãy  nêu cách các thầy bói xem voi phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào
  • Cách các thầy phán về voi:

+ thầy sờ vòi: sun sun như con đỉa

+ thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn

+thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc

+thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình

+thầy sờ đuôi: tun tủn như cái chổi sể

 

 

  • Các thầy miêu tả con voi rất đúng với bộ phận mà các thầy sờ. Nhưng đó chỉ là bộ phận, không phải toàn bộ con voi. Ngoài ra, ta còn thấy cách các thầy miêu tả đều sử dụng từ láy, để bộ phận miêu tả thêm sinh động hơn. Nhưng vì thứ các thầy miêu tả không phải con voi, nên càng sinh động bao nhiêu, càng đáng cười chê trách bấy nhiều.
  • Thái độ của các thầy bói khi phán rất quả quyết, họ tin mình đúng.

 

  1. Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
  • Họ đánh giá cái tổng thể bằng cái bộ phận
  • Họ không biết lắng nghe và tích hợp ý kiến của nhau
  •  Sai lầm vì thế mà xảy ra

 

  1. Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi cho ta bài học gì?

Truyện dạy ta rằng:

  • Cần nhìn nhận mọi thứ một cách tổng thể, không phiến diện mà phải toàn diện

 

 

Văn bản Đeo nhạc cho mèo

 

 

  1. Hãy tóm tắt truyện

Vì chuột sợ mèo quá nên chúng họp nhau lại để khắc phục điều này. Ý tưởng “đeo nhạc cho mèo” được đưa ra và được tán đồng. Tất cả làng chuột ai cũng hồ hởi. Nhưng tới khi phải cử người làm nhiệm vụ, không khí lắng xuống, ai cũng từ chối. cuối cùng, anh Chù phải đi, nhưng kế hoạch cũng không thành công.

 

  1. Cảnh họp làng chuột lúc đầu và lúc cử người đeo nhạc cho mèo rất đối lập nhau. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết đối lập ấy

 

  • Chi tiết đối lập:

+ Cảnh làng chuột lúc đầu: “Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận”

  • Háo hức, đồng tình, phấn khởi

+ Cảnh làng chuột lúc sau: “cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”

  • Trầm lắng, căng thẳng

 

  • Ý nghĩa của chi tiết đối lập:

+ Sự đối lập nhấn mạnh về việc thay đổi thái độ của hội đồng, từ đó nhấn mạnh sự bất khả thi, sự vô lý của ý tưởng đeo nhạc cho mèo

+ sự đối lập này cũng góp phần tạo nên tiếng cười nhẹ của sự phê phán, chê trách.

 

  1. Em có nhận xét gì về việc tả các loại chuột trong truyện? Phải chăng mỗi loại chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội cũ?
  • Cách miêu tả các loại chuột:

+ ông Cống: rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông đồ, lên giọng, bệ vệ, kẻ cả.

+ chú Nhắt: nhí nhắt, trở mặt láu, cãi lý

+ anh Chù: thật thà, ụt ịt, ì ạch,…

  • Mỗi loài  chuột đại diện cho một loại người trong xã hội

+ ông Cống: quan trên

+ chú Nhắt: người cũng có địa vị, ngồi ở chiếu trên

+ anh Chù: đầy tớ của làng

                                                                

  1. Trong cuộc họp của làng chuột, ai có quyền xướng việc và sai khiến? ai phải nghe theo và nhận việc khó khăn, nguy hiểm?
  • Người có quyền xướng việc, sai khiến là: ông Cống, chú Nhắt
  • Người có địa vị
  • Người phải nghe theo: anh Chù
  • Người không địa vị

 

 

  1. Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống. truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học gì?
  • Cần gắn ý tưởng với thực tế, đừng đặt ra ý tưởng quá xa vời thực tế.
  • Đừng cậy vào chức quyền mà chối bỏ trách nhiệm cho cấp dưới

                                                              

 

Văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng

 

 

  1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
  • Việc của lão Miệng chi là ăn
  • Mọi người nghĩ mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng thì nhàn hạ
  • Sự so bì xuất phát

 

  1. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,… mà Chân, Tay. Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?

 

  • Ai cũng có một giá trị riêng
  • Phải tôn trọng giá trị lẫn nhau
  • Phải biết hợp tác với nhau để cùng phát triền
  • Một tập thể mà không gắn bó, tập thể ấy sẽ bị tê liệt

 

 

Người viết: Nguyễn Minh Hòa

 

 

 

Bài viết gợi ý: