I. SỰ ĐIỆN LI

- Chất dẫn điện: các axit, bazơ, muối trong dung dịch hoặc trong trạng thái nóng chảy.

- Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …

* Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.

Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion

Chất điện li: Những chất tan trong nước phân li thành các ion

Vậy axit, bazơ, muối là các chất điện li.

II. PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Chất điện li mạnh

- Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra ion

- Các chất điện li mạnh:

   + axit mạnh (HCl, H2SO4, HNO3,..)

   + bazơ mạnh (NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,...)

   + hầu hết các muối

Phương trình điện li:

- với axit: HCl → H+ + Cl-

- Với bazơ: NaOH → Na+ + OH-

- Với muối: Na2SO4 → 2Na+ + SO42-

2. Chất điện li yếu

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

- Chất điện li yếu:

  + axit yếu (H2S, CH3COOH, HF,...)

  + bazơ yếu (Mg(OH)2,....)

  + muối HgCl2, Hg(CN)2,...

- Chất không điện li: C6H12O6, C12H22O11, C6H6, C2H5OH,...

Lưu ý: Các chất AgCl, BaSO4, Fe(OH)2,... thường được coi là không tan trong nước. Tuy nhiên thực tế vẫn có sự hòa tan một lượng rất nhỏ, phần bị hòa tan có thể phân li nên chúng vẫn được xếp vào các chất điện li.

Bài viết gợi ý: