Đề nghị luận xã hội :Suy nghĩ về câu nói: “ Học mà không suy nghĩ thì luôn u tối, suy nghĩ mà không học thì luôn nghi ngờ”.
Dàn ý :Mở bài :
– Dẫn dắt vấn đề
– Trích dẫn ý kiến.
- Thân bài:
* Giải thích:
– Học là quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại một cách tự giác hoặc bắt buộc, biến nó thành kiến thức của bản thân
-Câu nói nêu lên phương pháp và các thức học tập của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức : học phải đi liền với suy nghĩ
* Phân tích, chứng minh:
– Học mà không suy nghĩ thì luôn u tối:
+ Học là một quá trình tiếp thu tri thức một cách tự giác, người học phải tự mày mò ,tìm hiểu , không học một cách thụ động , máy móc , phụ thuộc hoàn toàn vào lời giảng của thầy cô .
+ Trong quá trình học bắt buộc người học muốn biết được điều gì thì phải suy nghĩ một cách thấu đáo như thế mới hiểu được những điều mình học, nếu không dễ dẫn đến hiểu sai lệch vấn đề.
– Suy nghĩ mà không học thì luôn nghi ngờ:
+ Suy nghĩ một vấn đề nhưng không dùng kiến thức để chứng minh , tìm hiểu thì luôn nghi hoặc , hiểu không thấu đáo , nghi ngờ tất cả mọi thứ trong cuộc sống.
Bình luận:
-Câu nói gợi ra quan niệm và suy nghĩ đúng đắn về cách thức và phương pháp học tập của con người trong quá trình tiếp thu kiến thức.
– Khi có học con người sẽ tìm ra mọi chân lí khách quan của thời đại , mang kiến thức đã học áp dụng vào trong đời sống thực tế khi đó con người sẽ gặt hái được nhiều thành công.
– Không được học vẹt , học sơ sài , học nửa chừng -> thất bại trong công việc , cuộc sống.
– Học là con đường dẫn đến thành công và hoàn thiện nhân cách của con người.
– Tri thức là điều quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống.
– Lê- nin: Học – học nữa – học mãi.
* Bài học nhận thức:
– Cần có phương pháp học tập cho phù hợp: tự học, sáng tạo.
– Mang lí thuyết đã học áp dụng vào đời sống thực tế để cụ thể hóa ý nghĩa của việc học.
– Học là công việc và nhiệm vụ của suốt đời: Bác học không có nghĩa là ngừng học.
- Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.
– Liên hệ với bản thân.
Xem thêm : Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 12
Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12