I. Hiểu bài

1. Từ khó

- Chiến luỹ: tuyến phòng thủ được xây dựng kiên cố hoặc dựng tạm bằng các vật có tác dụng che đỡ như bao cát, giường, tủ, bàn, ghế,…

- Nghĩa quân: quân khởi nghĩa.

- Thiên thần: thần ở trên trời, thường được cho là rất đẹp và có nhiều phép lạ (theo quan niệm xưa).

- Ú tim: trò chơi trốn tìm của trẻ em.

2. Ý nghĩa

Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.

3. Nội dung

Câu 1: Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?

Trả lời:

Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa vụ quân sự sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu.

Câu  2: Những chi tiết nào thể hiện tấm lòng dũng cảm của Ga-vrốt?

Trả lời:

Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch; Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết…)

Câu 3: Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

Trả lời:

Nói Ga-vrốt là thiên thần bởi vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp nguy hiểm, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh rất đẹp, chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc không đụng tới được.

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt?

Trả lời:

Em rất khâm phục sự dũng cảm quên mình của Ga-vrốt.

II. Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng, lưu loát tên riêng các nhân vật nước ngoài.

- Đọc giọng phù hợp với lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.

Bài viết gợi ý: