THIÊN NHIÊN NHIỆT ẨM GIÓ MÙA

Ng.M.N – Loga.vn

1/Tính chất khí hậu nhiệt ẩm gió mùa của nước ta

 

a. Tính chất nhiệt đới

- Được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Tổng bức xạ lớn (10000 oC), cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200 C (trừ vùng núi cao).

 

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Các khối khí qua biển mang lại lượng mưa lớn, (1500 đến 2000mm). Độ ẩm cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

 

c. Gió mùa

- Gió mùa mùa đông: Từ tháng XI - IV năm sau, miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc, di chuyển theo hướng Đông Bắc, gió này tạo nên thời tiết lạnh khô trong nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm ở nửa sau mùa đông. Từ Đà Nẵng trở vào tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho ven biển Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô.

 

+ Hệ quả: Miền Bắc có mùa đông (2-3 tháng lạnh) => rau quả cận nhiệt và ôn đới. Rét đậm, rét hại => sức khỏe của con người và gây thiệt hại cho cây trồng và vật nuôi.

 

-  Gió mùa mùa hạ: Thời gian hoạt động từ tháng V-X

+ Đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây nguyên, khi vượt qua dãy Trường Sơn trở nên  khô và nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, gây mưa lớn cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền.

 

+ Hệ quả: Mang theo mưa, cung cấp nước cho SX và sinh hoạt. Nhưng tháng 5,6,7 có gió Lào khô nóng cho Trung Bộ.

 

2/ Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên:

 

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

-Tính chất nhiệt đới

-Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Gió mùa (Gió mùa mùa đông, Gió mùa mùa hạ)

 

Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi

-Bồi tụ ở đồng bằng.

Hệ sinh thái đa dạng

 

Sông ngòi

- Sông ngòi dày đặc

- Nhiều nước, giàu phù sa.

- Chế độ nước theo mùa

 

Đất

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng

 

Sinh vật

- Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

-Thực vật phổ biến là cây nhiệt  đới

 -động vật có nhiều loài chim, thú nhiệt đới, bò sát, ếch, nhái..

 

 

Ảnh hưởng đến SX  NN

-TL: Nhiệt ẩm cao => phát triển NN lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá SX.

-KK: Tính thất thường của khí hậu gây khó khăn cho sản xuất.

-Ảnh hưởng đến các hoạt động SX   khác và đời sống

 

Bảng tổng hợp các thành phần tự nhiên của của khí hậu nhiệt ẩm gió mùa

 

Câu hỏi tổng hợp:

Vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

 Trả lời: Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do tác động của các nhân tố sau:

-Nhân tố bức xạ: Nước ta ở vùng nội chí tuyến, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc nên lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh 2 lần vì vậy nước ta có nền nhiệt cao và lượng bức xạ lớn. Nhân tố bức xạ tạo nên tính chất nhiệt đới của khí hậu.

- Nhân tố biển Đông: Phần Đông của nước ta là biển Đông rộng lớn. Biển Đông có tác dụng làm biến tính các khối khí (luồng gió) khi đi qua biển vào đất liền nước ta: tăng lượng nhiệt và ẩm do khối khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống (thành lạnh-ẩm hơn hoặc ấm-ẩm hơn) và làm dịu bớt nóng bức các luồng gió thổi qua Xích đạo từ phương Nam. Biển Đông là nhân tố tạo nên tính chất ẩm của khí hậu.

- Vị trí trung tâm gió mùa châu Á:  Nước ta ở vào vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa

Nằm ở trung tâm KV gió mùa châu Á, nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa giữa BBC và NBC nên khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông lạnh và khô, mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Đồng thời gió mùa đã mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn và độ ẩm cao. Nhân tố này đã tạo nên tính chất gió mùa của khí hậu.

 

Bài tập vận dụng:

 

Câu 1/ Thiên nhiên Việt Nam có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do:

A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến       

B. Nước ta nằm gần trung tâm khu vực gió mùa châu Á.

C. Nước ta tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.       

D. Các ý trên đều đúng

 

Câu 2/ Với nền nhiệt độ cao nên tổng nhiệt độ trong năm đạt khoảng:

A. Từ 6000 đến 70000 C                          B. Từ 7000 đến 80000 C.

C. Từ 8000 đến 90000 C                          D. Từ 9000 đến 10.0000 C

 

Câu 3/ Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là:

A. Từ 20 đến 230 C.                                 B. Từ 21 đến 240 C.

C. Từ 22 đến 270 C.                                 D. Từ 24 đến 280 C.

 

Câu4/ Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi?

A. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

C. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu.

D. Do cả ba nguyên nhân trên

 

Câu 5/ Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện

A. Cán cân bức xạ luôn dương                           B. Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm.

C. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 0C – 27 0C.  D. Tất cả ý trên

 

Câu 6/ Lượng mưa trung bình năm của nước ta:

A. Từ 1500 đến 2000mm                                                 B. Từ 2000 đến 2500mm

C. Từ 2500 đến 3000mm                                                 D. Từ 3000 đến 4000mm

 

Câu 7/ Độ ẩm trong không khí luôn vượt quá:

A. 60%                    B. 70%                     C. 80%                    D.90%

 

Câu 8/ Vì sao nước ta có lượng mưa cao và độ ẩm lớn:

A. Tiếp giáp Biển Đông                       B. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa      

C. Gần xích đạo                                  D. Tất cả yếu tố trên

 

Câu 9/ Lượng mưa của nước ta phân bố không đều giữa các vùng là do:

A. Tác động của lá chắn địa hình             B. Yếu tố sông ngòi

C. Có nhiều đồng bằng rộng lớn              D. Tất cả đều đúng.

Câu 10/ Hệ quả của gió mùa ở nước ta:

     A. Làm phức tạp khí hậu Việt Nam

    B. Tạo sự khác nhau về mùa: Xuất hiện mùa đông lạnh ở Miền Bắc và mùa khô sâu sắc ở Miền Nam

    C. Đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi

    D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 11/ Thời gian hoạt động của gió mùa mùa đông:

A. Từ tháng 5 đến tháng 10                     B. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

C. Từ tháng 6  đến tháng 12                    D. Từ tháng 5 đến tháng 11

 

Câu 12/ Phạm vi ảnh hưởng của gió mùa mùa đông là:

A. Gây mưa cho cả nước                                      B. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc

C. Gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên             D. Tất cả các ý trên

 

Câu 13/ Tính chất của gió mùa mùa đông là:

A. Nửa đầu mùa đông lạnh khô.                             B. Nửa sau mùa đông lạnh ẩm.

C. Gây mưa phùn cho ven biển và ĐBSH .            D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 14/ Thời gian hoạt động của gió mùa mùa Hạ là:

A. Từ tháng 5 đến tháng 10                     B. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

C. Từ tháng 6  đến tháng 12                    D. Từ tháng 5 đến tháng 11

 

Câu 15/ Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa với mấy loại gió chính:

A. Một mùa gió chính.                                            B. Hai mùa gió chính.      

C. Ba mùa gió chính.                                                                                 D. Bốn mùa gió chính.

 

Câu 16/ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sinh vật ở nước ta như thế nào?

A. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh     

B. Thành phần các loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế:  dâu tằm, dầu....

C. Nhiều loài chim thú nhiệt đới: công, trĩ, vẹt, khỉ…        

D. Tất cả đều đúng

 

Câu 17/ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

A. Đúng                   B. Sai                      

 

Câu18/ Vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa? 

A. Do tác động của khí hậu mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích và bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn.

B. ¾ diện tích là đồi núi

C. Lượng mưa lớn, độ ẩm cao                 

D. Tất cả đều đúng

 

Câu 19/ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh đến địa hình nước ta như thế nào?

A. Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình đặc trư­ng.

B. Địa hình có nhiều đồi núi          

C. Sông ngòi dày đặc

D. Tất cả đều đúng.

Câu 20/ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho n­ước ta có mạng l­ưới sông ngòi dày đặc, cả nước có khoảng bao nhiêu con sông dài trên 10 km:

A. 3260 sông           B. 2360 sông           C. 2500 sông           D. 3062 sông

Chúc các bạn học tốt!

Loga.vn

Bài viết gợi ý: