TT

Tác phẩm

Tác giả

Thời gian

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

1

Đồng chí

 (là một trong những TP tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của VH thời kỳ KC chống Pháp 1946 - 1954)

Chính Hữu

Hà Tĩnh

(1926 - 2005)

Nhà thơ quân đội trưởng thành từ hai cuộc KC chống Pháp và chống Mỹ.

1948

(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông).

Thơ tự do

 -  Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính cách mạng.

Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

(được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “vầng trăng quầng lửa”).

Phạm Tiến Duật

Phú Thọ

(1941 - 2007)

Trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.

1969

(thời kỳ ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ)

Tự do

 -  Bài thơ khắc hoạ hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính.

 -  Qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

 -  Giàu chất hiện thực sinh động của cuộc sống chiến trường.

 -  Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, mang nét riêng, tự nhiên, khoẻ khoắn.

3

Đoàn thuyền đánh cá

In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)

Huy Cận

Hà Tĩnh

(1919 - 2005)

Là một trong những nhà thơ tiêubiểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.

1958

Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.

Thất ngôn trường thiên

Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

 -  Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.

 -  Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.

4

Bếp lửa

In trong tập Hương cây - Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

Bằng Việt

Hà Nội

Sinh năm 1941, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

1963

Khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô.

Thất ngôn trường thiên

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước.

 -  Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

 -  Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý biểu tượng; bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ và bà và tình bà cháu.

5

Khúc hát ru những em bé

Nguyễn Khoa Điềm

1971

Tám tiếng hát ru

Tình yêu thương con gắn với tình yêu đất nước và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 -  Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào, trìu mến.

 -  Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.

6

Ánh trăng

được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.

Nguyễn Duy

Thanh Hoá

Sinh năm 1948, gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.

1978

Tại TP Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.

Năm tiếng

 -  Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

 -  Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

 -  Giọng điệu tâm tình, tự nhiên kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.

 -  Hình ảnh giàu tính biểu cảm: trăng giàu ý nghĩa biểu tượng.

7

Con cò

In trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967)

Chế Lan Viên

(1920 - 1989), là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.

1962

Tự do

Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

 -  Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy nghĩ sâu sắc.

 -  Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

8

Mùa xuân nho nhỏ

được phổ nhạc

Thanh Hải

Huế

(1930 - 1980), là 1 trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

11/1980

Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

Năm tiếng

 

Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.

Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gắn với dân ca; hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.

9

Viếng lăng Bác

In trong tập “Như mây mùa xuân” (1978)

Viễn Phương

Sinh 1928, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở mền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

1976

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.

Tám tiếng

Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc.

10

Sang thu

Tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.

Hữu Thỉnh

Vĩnh Phúc

Sinh năm 1942, là Tổng thư ký Hội nhà văn VN.

Sau 1975

Cuối năm 1977

Năm tiếng

Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.

11

Nói với con

Trong tập thơ Việt Nam (1945 - 1985)

Y phương

Cao Bằng

Sinh năm 1948, là nhà thơ dân tộc Tày, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng.

Sau 1975

Tự do

Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc.

Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.

 

 

Bài viết gợi ý: