Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
Ta có thể tóm tắt những ý chính của bài viết : Hồ Hoàng Kiếm và Đền Ngọc Sơn.
(1) Cách đây vài nghìn năm hồ Hoàn Kiếm là một đoạn của dòng cũ sông Hồng.
(2) Người ta gọi tên hồ Lục Thủy vì nước bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên là Hoàn Kiếm vì liên quan tới truyền thuyết vua Lê Lợi trả kiếm cho thần Kim Quy.
(3) Sau đó có tên là hồ Thủy Quân vì nó được dùng làm nơi luyện tập của lính thủy.
(4) Thời Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) gò Tháp Rùa hiện nay chính là Đền Đài – nơi vua ngồi câu cá.
(5) Đời Vĩnh Hữu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc là nơi hóng gió mùa hè.
(6) Đầu thế kỉ XIX, chùa Ngọc Sơn thay cho cung Khánh Thụy. Sau đó là đền Ngọc Sơn.
(7) Năm 1984 Nguyễn Văn Siêu xây Tháp Bút trên gò Ngọc Bội.
(8) Qua Tháp Bút đến một cửa cuốn là Đài Nghiên
(9) Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc
(10) Cầu Thê Húc dẫn tới đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp. Nếp ngoài là bái đường (…)
(11) Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình. Đứng ở đây nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa.
(12) Tháp chỉ có cuối thế kỉ XIX nhưng là biểu tượng của Hồ Gươm Hà Nội.
(13) Khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ.
1. Bài giới thiệu đã cung cấp nhiều kiến thức về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
- Qua các thời kì lịch sử, có các tên gọi khác nhau.
- Các cấu trúc không gian được hình thanh và phát triển.
- Cho ta hình dung được vị trí địa lí các địa danh gắn bó với các triều đại, các danh nhân, các quan niệm.
2. Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh phải có kiến thức về lịch sử, địa lí, các danh nhân các câu chuyện, truyền thống gắn bó với các địa danh.
3. Muốn có kiến thức về một danh lam thắng cảnh như vậy, người viết phải trực tiếp đến thăm, đến quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những ai hiểu biết để có kiến thức đáng tin cậy về hồ Hoàn Kiếm về đền Ngọc Sơn.
4. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự từ việc giới thiệu đền Ngọc Sơn (không gian hẹp)
- Bài này về bố cục thiếu phần Mở bài và Kết bài để giới thiệu đối tượng và bày tỏ thái độ với đối tượng.
Sự sắp xếp các sự vật giới thiệu còn khá lộn xộn khiến người đọc rất khó hình dung vị trí của từng địa danh gắn bó với hồ Hoàn Kiếm.
Chẳng hạn ý (4) và ý (11) (12) đều nói về Tháp Rùa. Nhưng từ « gò Tháp Rùa » đến kiến trúc Tháp Rùa có quan hệ với nhau như thế nào ?
Cả hai là một vị trí hay là hai ? Người đọc rất phân vân.
Ý (7) xuất hiện đột ngột, người chưa ra Hà Nội khó hình dung Tháp Bút và Gò Ngọc Bội nằm ở vị trí nào. Người ta có thể nhầm Tháp Rùa với Tháp Bút, gò Ngọc Bội và Gò Tháp Rùa. Vì thế sẽ rất hoang mang khi thấy mối quan hệ liên thông giữa các không gian này với đền Ngọc Sơn.
5. Bài viết đã sử dụng khá phong phú các phương pháp để thuyết minh. Chẳng hạn, phân loại các không gian để miêu tả, liệt kê các sự vật, các địa danh, dùng các số liệu của lịch sử, giải thích tại sao từ chùa lại trở thành đền, giải thích « thánh Văn Xương », « Đức thánh Trần » …
II. Luyện tập
1-2
- Các em hãy phân chia hai không gian :
+ Hồ Hoàn Kiếm
+ Đền Ngọc Sơn
- Ở hồ Hoàn Kiếm: + Vị trí địa lí
+ Lịch sử các tên gọi khác nhau của hồ
+ Trong hồ có những gò, đảo, các công trình kiến trúc gì? Vị trí đông, tây, nam, bắc của chúng ở đâu?
+ Lịch sử và tên gọi các địa danh này.
- Ở đền Ngọc Sơn.
+ Vị trí địa lý của đền trong tổng thể của hồ Hoàn Kiếm.
+ Lịch sử hình thành và phát triển.
+ Miêu tả chi tiết từ ngoài vào trong ngôi đền này.
1. Dựa vào bố cục trên, các em có thể viết văn bản thuyết minh gồm ba phần.
- Có thể viết phần mở bài :
“ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là hai địa danh gắn bó trong một quần thể kiến trúc rất nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến”
- Có thể kết thúc :
“ Qua bao cơn bể dâu lịch sử, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như là chứng nhân cho bề dày của truyền thống văn hóa dân tộc. Hồ Gươm gợi cho ta khát vọng hòa bình, đền Ngọc Sơn gợi cho ta truyền thống hiếu học và giàu đạo nghĩa của dân tộc. Đây quả là địa danh biểu tượng cho Hà Nội cho niềm tự hào của dân tộc Việt Nam”
2. Có thể dùng câu nói của nhà thơ nước ngoài vào phần kết cho bài viết của mình.