TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKAN

(parafin): (Hiđrocacbon no, mạch hở CnH2n+2 ; n ³ 1)

A. Lý thuyết:

1. Phản ứng thế :

    CH4 + Cl2 ->  CH3Cl + HCl

                            metyl clorua  (clo metan)

    CH4 + 2Cl2 ->  CH2Cl2 + 2HCl

                            metylen clorua  (diclo metan)

    CH4 + 3Cl2 ->  CHCl3 + 3HCl

                                Clorofom  (triclo metan)

    CH4 + 4Cl2 ->  CCl4 + 4HCl

                         Cacbon tetraclorua  (tetraclo metan)

Chú ý : Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự như metan.

VD :CH3 – CH2 – CH3 + Cl2 ->        CH3 – CHCl – CH3      + HCl                  (57%)

                                                              CH3 – CH2 – CH2Cl + HCl            (43%)

CH3 – CH2 – CH3 + Br2 ->                CH3 – CHBr – CH3      + HBr        (97%)

                                                              CH3 – CH2 – CH2Br + HBr            (3%)

 

PTTQ: CnH2n+2 + zX2 ->  CnH2n+2-zXz + zHX

2. Phản ứng nhiệt phân:

    a) Phản ứng Crackinh:

    CnH2n+2 ->  CmH2m+2 + CqH2q            (n ³ 3; m ³1; q³ 2)

   

    b) Phản ứng phân huỷ:

    CnH2n+2 ->  nC + (n+1)H2

    Đặc biệt: 2CH4 -> C2H2 + 3H2

    c) Phản ứng loại hiđro (đehiđro):

    CnH2n+2 -> CnH2n + H2

    VD: C4H10 ->  C4H8 + H2

3. Phản ứng oxi hoá:

    a) Phản ứng cháy (Phản ứng oxi hoá hoàn toàn):

    VD: CH4 + 2O2 ->  CO2 + 2H2O

    b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:

    - Nếu đốt cháy thiếu oxi thì ankan bị cháy không hoàn toàn ® SP cháy gồm CO2, H2O, CO, C.

    VD: 2CH4 + 3O2(thiếu) -> 2CO + 4H2O

    - Nếu có chất xúc tác, nhiệt độ thích hợp, ankan bị oxi hoá không hoàn toàn thành dẫn xuất chứa oxi.

    VD: CH4 + O2 ->  HCHO + H2O

    - Nếu mạch cacbon dài, khi bị oxi hoá có thể bị bẻ gãy.

    VD: 2CH3CH2CH2CH3 + 5O2 -> 4CH3COOH + 2H2O

4. Điều chế ankan.

    a) Phương pháp tăng mạchh cacbon:

    - 2CnH2n+1X + 2Na ->  (CnH2n+1)2 + 2NaX

    VD:  2C2H5Cl + 2Na ->  C4H10 + 2NaCl

              CH3Cl + C2H5Cl + 2Na ® C3H8 + 2NaCl

    - 2RCOONa + 2H2O -> R-R + 2CO2 + 2NaOH + H2

    VD: 2CH2 = CH – COONa + 2H2O -> 

                                                    CH2 = CH – CH = CH2 + 2CO2 + 2NaOH + H2

    b) Phương pháp giảm mạch cacbon:

    - Phương pháp Duma:

    RCOONa + NaOH ->  RH + Na2CO3

    (RCOO)2Ca + 2NaOH ->  2RH  + CaCO3 + Na2CO3

VD:  CH3COONa + NaOH ->  CH4 + Na2CO3

          (CH3COO)2Ca + 2NaOH -> 2CH4 + Na2CO3 + CaCO3

- Phương pháp crackinh:

CnH2n+2 -> CmH2m + CqH2q+2 (n = m + q; n ³3)

VD: C3H8 ->  CH4 + C2H4

c) Phương pháp giữ nguyên mạch cacbon:

CnH2n + H2 ->  CnH2n+2

VD: C2H4 + H2 ->  C2H6

CnH2n-2 + 2H2 ->  CnH2n+2

VD: C2H2 + 2H2 -> C2H6

          d) Một số phương pháp khác:

          Al4C3 + 12H2O ® 3CH4 + 4Al(OH)3

          C + 2H2 -> CH4

B. Bài tập mẫu:

Bài 1: Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, 02.

a)  Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một ?

b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

Giải :

a) Những khí tác dụng với nhau từng đôi một là:

CH4 và O2; CH4 và Cl2; H2 và O2; H2 và Cl2.

b) Những hỗn hợp nổ là những hỗn hợp khi phản ứng tỏa nhiều nhiệt, đó là các hỗn hợp: CH4 và O2; H2 và O2.

Bài 2: Trong các phương trình hoá học sau, phương trình hoá học nào viết đúng ? phương trình nào viết sai?

a) CH4 + Cl2 —as→ CH2Cl2 + H2 ;

b) CH4 + Cl2 —as→ CH2 + 2HCl;

c) 2CH4 + Cl2 —as→ 2CH3Cl + H2;

d) CH4 + Cl2 —as→ CH3Cl + HCl;

Trường hợp d đúng. Còn lại a,b,c là sai

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn

Giải

Phương trình phản ứng:

CH4 + 2O2- 2H2O + CO2
0.5 1 1 0.5 / mol
nCH4= V/22,4 = 11,2/22,4= 0,5 (mol)
nO2= 2 x nCH4 = 2×0,5 = 1 (mol)
VO2 = n x 22.4 = 1x 22,4 = 22,4 (l)
VCO2= n x 22,4 = 0,5 x 22,4 = 11,2 (l)

Bài 4: Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để :

a) Thu được khí CH4.

b) Thu được khí CO2.

Giải :

a) Để thu được CH4, ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư,CO2 bị hấp thụ hết, khí thoát ra là CH4.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

b) Sau khi thu lấy metan, lấy kết tủa, rửa sạch và đem nung (hoặc cho tác dụng với dung dịch HCl), thu được CO2.

CaCO3 → CaO + CO2

C. Bài tập tự luyện

  1. Có hai bình khí khác nhau là CH4 và CO2. Để phân biệt các chất ta có thể dùng.

A) Một kim loại      B) Ca(OH)2           C) Nước brom              D) Tất cả đều sai

  1. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành ? (các khí đo ở đktc)
  2.  Đốt cháy hoàn toàn khí metan trong bình chứa 4,48 lít khí oxi. Hãy tính thể tích khí metan đã dùng, thể tích khí cacbonic tạo thành, khối lượng nước tạo thành ? (các khí đo ở đktc)
  3. Đốt cháy hoàn toàn khí metan trong bình chứa khí oxi vừa đủ thu được 11 g khí cacbonic. Hãy tính thể tích khí metan đã dùng, khối lượng khí oxi đã dùng?
  4. Đốt cháy V lít khí metan, thu được 1,8g hơi nước. Hãy tính V và thể tích không khí cần dùng, biết O2 chiếm 20% thể tích không khí (đktc) ?
  5. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí C4H10 (đktc) rồi hấp thụ hết các sản phẩm cháy vào dd Ba(OH)2 0,2M dùng dư thu được chất kết tủa.
    1. Viết ptpư ?
    2. Tìm số g kết tủa thu được.
  6. Đốt cháy 10,08 lít hh khí CH4 và C2H6 thu được 14,56 lít CO2. (đktc)
    1. Tính % mỗi khí trong hh
    2. Dẫn toàn bộ sp cháy qua dd Ba(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Tính a ?

 

 

Bài viết gợi ý: