Có 2 dạng thường gặp:

+) Phản ứng nhiệt phân    

                      -  Muối Hidrocacbonat cho muối cacbonat:

                                   2MHCO3  →→M2CO3 + CO2 + H2O

                                    M(HCO3)2  →→MCO3 + CO2 + H2O

                      -  Muối cacbonat của KL kiềm thổ chỉ bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao cho oxit bazo:

                              MCO3   →→MO + CO2

+) Phản ứng trao đổi:  

                     -  Với axit   tạo khí CO2

                     -  Với một số muối   tạo kết tủa.

- Hay sử dụng: Định luật bảo toàn khối lượng và Định luật tăng giảm khối lượng.

- Lưu ý:  Khi cho từ từ dd HCl vào hỗn hợp muối cacbonat và hidrocacbonat, phản ứng xảy ra theo trình tự:

Đầu tiên: H+ + CO32-   →→ HCO3-

Sau đó: HCO3- + H+   →→ CO2 + H2O

VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2; Ca(NO3)2; NaOH; Na2CO3; KHSO4; Na2SO4; Ca(OH)2; H2SO4; HCl. Số trường hợp có kết tủa là

A.   4        B.   7   C.   5   D. 6

 Lời giải

Có 6 trường hợp tạo kết tủa sau đây:

Ba(HCO3)2  + 2NaOH   →→ BaCO3  + Na2CO3  + 2H2O

Ba(HCO3)2  +  Na2CO3  →→BaCO3  + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2  + 2KHSO4  →→BaSO4  + K2SO4  + 2CO2  + 2H2O

Ba(HCO3)2  + Na2SO4  →→BaSO4  + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2  + Ca(OH)2  →→ BaCO3  + CaCO3  + 2H2O

Ba(HCO3)2  + H2SO4  →→BaSO4  + 2CO2  + 2H2O

Ví dụ 2 : Cho 35 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3. Thêm từ từ , khuấy đều 0,8 lit HCl 0,5 M vào dung dịch X trên thấy có 2,24 lit khí CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 vào dung dịch Y được kết tủa A.

Tính khối lượng mỗi chất trong X và khối lượng kết tủa A ?

Lời giải

Gọi số mol của Na2CO3 là a, K2CO3 là b.

Khi thêm từ từ dd HCl vào dd X lần lượt xảy ra phản ứng :

                    CO32-   +    H+  =>   HCO3

                    a + b         a + b       a + b

Khi toàn thể  CO  biến thành  HCO

                    HCO3– +    H+   =>   CO2  +  H2O

                     0,1          0,1           0,1

      nCO  =  2,24/ 22,4 = 0,1 mol.

Dung dịch sau phản ứng tác dụng Ca(OH)2 cho kết tủa. Vậy  HCO  dư, H+ hết.

                    HCO3 + Ca(OH)2  =>   CaCO   + OH + H2O

     =  a + b  + 0,1 = 0,5 . 0,8  = 0,4

    hay   a + b = 0,3  (1)

    và   106a + 138b = 35 (2). Giải hệ có a = 0,2 mol Na2CO3, b = 0,1 mol K2CO3.

Do đó khối lượng 2 muối là :

mNa CO   =  0,2 . 106  = 21,2 (g)

mK CO   =  0,1 . 138  = 13,8 (g)

khối lượng kết tủa :

    nCaCO3 =  nHCO3   =  a + b  – 0,1 =  0,2 mol

   mCaCO  = 0,2 . 100 = 20 (g)

Ví dụ 3: Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với HCl dư thì thu được 2,016 lit CO2 ở đktc.

a, Tính % khối lượng X ?

b, Lấy 21 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 với thành phần % như trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ (không có khí CO2 bay ra). Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng ?

c, Nếu thêm từ từ 0,12 lit dung dịch HCl 2M vào dung dịch chứa 21 gam hỗn hợp X trên. Tính thể tích CO2 thoát ra ở đktc ?

 Lời giải

a, Gọi số mol của Na2CO3 là a, K2CO3 là b, do HCl dư. Vậy CO  biến thành CO2

                 CO32-  +  2 H+     =>   CO2  +  H2O

                 a + b                         a + b

      Ta có :  a + b  =  2,016/ 22,4 = 0,09 mol

               106a + 138b = 10,5

      giải hệ :  a = 0,06 mol Na2CO3

                   b = 0,03 mol K2CO3

    % Na2CO3  =   = 60,57%

    % K2CO3   = 100% – 60,57% = 39,43%

b, Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X : Na2CO3, K2CO3

          (21 gam = 2 . 10,5 gam hỗn hợp trên).

                     CO32-   +    H+  =>   HCO3

                    0,18          0,18         0,18

Nếu không có khí CO2 thoát ra, tức là phản ứng dừng lại ở đây.

       nHCl = nH+  = 0,18 mol => VHCl 2M = 0,18/2 = 0,09(l)

c, Nếu dùng 0,12 lit dung dịch HCl 2M hay 0,12.2 = 0,24 mol H+ > 0,18 mol. Nên sẽ có phương trình :

                   HCO3 +    H+  =>    CO2  +  H2O

                   0,06                          0,06

          VCO2  = 0,06.22,4 = 1,344 (l)

 

Bài viết gợi ý: