I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN NHẬT DỤNG

Có 3 điểm cần chú ý ghi nhớ:

1. Khái niệm cập nhật. Đó là điểm mấu chốt nói lên ý nghĩa của việc học văn bản nhật dụng: tạo điều kiện tích cc để thực hiện nguyên tắc giúp người hc hòa nhập với hội.

2. “Không phải là khái niệm thể loi, cũng không chỉ hiểu văn bản” có nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

3. Tuy nhiên, đây không phải là những bài học của môn Giáo dục công dân hay một hình thức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nó vẫn là một bộ phận của môn Ngữ văn, văn bản được chọn lọc vẫn phải đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng của môn Ngữ văn. “Vì vậy hoàn toàn có thể tuyển chọn để dạy các văn bản nhật dng có giá trị như một tác phẩm văn học phù hợp với các thể loại văn học được dạy ở mỗi lớp”. Do đặc trưng bộ môn, việc dạy văn bản nhật dụng có thể mạnh riêng trong việc giúp học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống.

II. NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG ĐÃ HỌC

Có mấy điểm cần nhấn mạnh và làm rõ thêm:

1. Cập nhật là gắn với cuộc sống bc thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.

2. Những đề tài, chủ đề của các văn bản nhật dụng đã bảo đảm được các tiêu chuẩn ấy. Đó là những vấn đề thường xuyên được báo, đài đề cập, là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế.

3. Bổ sung những văn bản, trong đó có cả vàn bản phụ, mà bài tổng kết ở SGK chưa nhắc tới như Trường học của Et-môn-đô đơ A-mi-xi Ngữ văn 7, bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh thiếu niên Hà Nội, bản tin về cái chết do nghiện ma túy của con một nhà tỉ phú Mĩ ở Ngvăn 8,...

III. HÌNH THỨC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

1. Cũng giống các tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục.

2. Có thể chỉ ra thêm sự kết hợp các phương thức biểu đạt chưa được đề cập. Sự kết hợp đó thể hiện cụ thể ở chỗ nào và phân tích tác dụng của sự kết hợp đó.

Chẳng hạn: Những yếu tố biểu cảm trong bài Ôn dịch, thuốc lá không chỉ thể hiện ở những câu như Nghĩ đến mà kinh mà còn ở cách dùng dấu chấm câu tu từ ở đề mục văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra.

- Hại văn bản có cách đặt đề mục giống nhau (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Ôn dịch, thuốc lá) lại dùng hai phương thức biểu đạt chủ yếu khác nhau (văn bản 1: biểu cảm; văn bản 2: thuyết minh). Đặc biệt là có thể thông qua nhiều văn bản nhật dụng để củng cố các kiến thức đã học về kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh. Thậm chí, có thể bổ sung những phép lập luận của văn nghị luận chưa được đề cập hay chưa được đề cập đầy đủ ở phần Tập làm văn (ví dụ, phép lập luận phản bác ở bài Ôn dịch, thuốc lá: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: ...”)

IV. PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

SGK đã đề cập 5 điểm cụ thể, cần nhấn mạnh thêm vài khía cạnh của điểm 3 và điểm 4.

- Bản thân khái niệm “nhật dụng” đã bao hàm ý “phải vận dụng thực tiễn”. Bởi vậy, học nó không phải chỉ để biết mà còn để làm. Việc làm đầu tiên là phải bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng mình về vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm, ý kiến ấy.

Bởi vậy, người làm bài đề xuất ý kiến, biện pháp giải quyết về những vấn đề đã đặt ra trong các văn bản nhật dụng (như vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, sự hiểu biết về di tích, thắng cảnh, truyền thống văn hóa địa phương, khủng bố...).

- Nội dung mà văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác và ngược lại.

+ Môi trường là vấn đề được cập trong 3 văn bản nhật dụng ở lớp 6 và lớp 8. Đó là vấn đề được hầu hết các môn học đề cập, đặc biệt là một số phần ở Địa lí lớp 7 và một số chương về “Sinh vật và môi trường” ở sách Sinh học 9.

+ Quyền trẻ em là vấn đề được đề cập trong 3 văn bản nhật dụng lớp 7 và lớp 9. Một trong những chủ đề pháp luật của Giáo giục công dân 6 và 7 cũng đề là quyền trẻ em, quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em. Nếu ở lớp 6, HS mới được giới thiệu nội dung Tuyên bố thế giới về sự sng còn, quyền được bảo vệ và phát triển ca trẻ em ở môn Giáo dục công dân thì ở Ngữ văn 9, các em được học hoàn toàn văn bản tuyên bố ấy.

+ Ma túy, thuốc lá là vấn đề được đề cập trong văn bản nhật dụng (kể cả văn bản đọc thêm) ở Ngữ văn 8 thì phòng chống tệ nn xã hội cũng là một chủ đề pháp luật của Giáo dục công dân 8...

Bài viết gợi ý: