I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

Trả lời câu hỏi:

u 1: Với câu nói của mình, anh thanh niên muốn nói thêm rằng “thời gian còn lại là quá ít”, nhưng anh không dùng từ ngữ để nói ra điều đó. Anh không nói ra điều đó để che giấu sự “tiếc rẻ” phải chia tay hai người khách.

Câu 2: Câu nói thứ hai không chứa ẩn ý.

II. LUYỆN TẬP

1. Câu (a): Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”, cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu (b): Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là:

- mặt đỏ ửng (ngượng)  

- nhận lại chiếc khăn (không tránh được)

- quay vội đi (quá ngượng)

Qua các hình ảnh này có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì cô định kín đáo để khăn lại làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà người thanh niên lại quá thật thà tưởng là cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.

2. Hàm ý của cầu in đậm là “Họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”.

3. Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý, đó là “Ông vô ăn cơm đi!”

4. Những câu in đậm ở đây không chứa hàm ý. Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn, còn gọi là “đánh trống lảng”). Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang.

Bài viết gợi ý: