1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Thành phố Nam Định.

  • Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ớ Thành phố cảng Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết.

  • Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác; ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.

  • Nguyên Hồng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  • Tác phẩm chính: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...

b. Tác phẩm

  • “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm.

  • Đoạn trích “Trong lòng mẹ”; trích hồi kí “Những ngày thơ ấu”  của  Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.

  • Bố cục:

    • Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng

    • Phần 2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ

2. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1: Phân tích nhân vật người cô trong đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng?

– Sự xuất hiện của nhân vật cô làm cho tác phẩm thêm nổi bật hơn, đây chỉ là nhưng lời đối thoại ngắn những cũng đủ để thể hiện được tư tưởng của tác phẩm.

– Người cô xuất hiện trong tác phẩm là một người mưu mô xảo quyệt một người rất độc ác..đối với người cháu đã mang bao những hiềm khích và cả những lời nói cay động nhằm chia rẽ tình cảm của mẹ với con.

– Người cô là một người phụ nữ nhưng lại không thấu hiểu được tấm lòng của những người làm mẹ, đối với một cậu bé mồ côi không yêu thương chăm sóc thì thôi lại còn có bao nhiêu những thái độ xấu, những lời nói, reo dắt vào đầu người cháu của mình những điều xấu xa.

– Không ưa gì mẹ của người cháu này nên người cô độc ác này đã dùng mọi những hành động xấu xa để chia cắt họ, những lời nói mang tính chất độc ác…

– Những lời nói xấu xa chia rẽ, bằng những cảm xúc và hành động đáng kinh bỉ: “có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Má mày phát tài lắm không như trước đâu”: câu đầu tưởng rằng đây là ý tốt đẹp muốn đưa Hồng đi thăm mẹ nhưng đằng sau lại là con dao đâm thẳng vào tim Hồng, mẹ mày phát tài lắm..sự chế nhiễu và những lời nói mang những sự xảo quyệt xấu xa..

– Tình cảm của Hồng với mẹ vẫn không hề thay đổi cho dù người cô xấu xa này có reo rắt vào đầu những điều xấu gì. Thật đáng kinh bỉ cho con người không biết tình mẫu tử.

Câu 2: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện thế nào?

a).Khi đối thoại với người cô:
-Khi thấy người cô nói có muốn vào chơi với mẹ không. Chus đã tưởng đến khuôn mặt rầu rầu của mẹ, chú rất thương mẹ, toan trả lời là có. Nhưng vốn nhạy cảm Hồng đã nhận cái cái cười "rất kịch" của người cô. Không muốn mẹ mình bị khinh miệt, bị những "rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến" chú bé đã kìm lòng và trả lời vô cùng tự tin.
-Rồi khi người cô cố tình khinh miệt mẹ chú qua lời lẽ ngọt ngào, Hồng đã bật khóc, nước mặt chảy ròng ròng. Không phải vì người mẹ đã bỏ chú mà sinh nở với người khác mà là thương mẹ sao lại sợ cái định kiến độc ác của xã hội.=> Người cô càng cô ý khinh miêt mẹ chú bao nhiêu, chú càng thương mẹ đến bấy nhiêu.
-Khi nghe người cô kể về người mẹ cùng túng, khổ cực Hồng đã nghẹn ứ khóc không nên tiếng. Và tình yêu mẹ đã lên đến đỉnh điểm của sự uất ức. Qua chi tiết " Giá những cổ tục...nát vụn mới thôi".
b) Khi đã gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
-Thoáng thấy mẹ, Hồng đẫ bối rối gọi.Hồng bối rối, run, lập cập, vội vã, vì đó chỉ là linh cảm, vẫn chưa biết xác thực đó có phải mẹ hay không. Hồng luôn khát khao tình mẹ, "như một người bộ hành ngã gục giữa xa mạc" khát khao gặp dòng suối mát.
-Khi gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ, sự sung sướng của Hồng đã lên đến cực đỉnh. Hồng đa oà khóc, những giọt nước mắt có chút tủi hận và cả sự sung sướng, mãn nguyện. Vì nỗi khao khát bao lâu đã được giải toả, được vỡ oà trong tiếng khóc. Hồng cảm nhận đc vẻ đẹp tuyệt vời của mẹ lúc bấy giờ. Hồng sung sướng đến mê man, mụ mị, cảm giăc bấy lâu mất đi mơn man khắp da thịt. Những câu nói mỉa mai của người cô tan đi, chìm nghỉm ngay tức khắc trước tình mẫu tử mãnh liệt.
*) Những rung động cực điểm của một linh hồn thơ dại.
=>Tình yêu thương bất diệt, thiêng liêng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh.

Câu 3: Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

Chất trữ tình của một tác phẩm thường được toát lên từ các phương diện: đối tượng, nội dung và phương thức thể hiện. Có thể phân tích chất trữ tình của đoạn trích Trong lòng mẹ qua những mặt cụ thể sau:
+ Đối tượng, nội dung thể hiện:
• Tình huống và nội dung câu chuyện.
• Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng.
Trong quá trình diễn biến này, mọi cảm xúc (nỗi xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết) đều bị dồn nén rồi được đẩy lên ngày một cao và đến cực điểm.
+ Phương thức thể hiện:
• Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc.

• Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: các so sánh đều gây ấn tượng và giàu sức gợi
cảm.
• Lời văn giàu cảm xúc, nhiều khi mê say khác thường.

Câu 4: Qua đoạn trích em hiểu thế nào là hồi kí?

Hồi kí thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua
Hồi kí giống nhật kí ở việc được giãi bày theo trình tự thời gian. Hồi ký mang tính chủ quan nhưng sinh động chân thật bởi những dòng diễn đạt cảm tưởng trực tiếp của tác giả.

Câu 5: Có nhà nghiên cứu nhận định, Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Nói “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” ý nói Nguyên Hồng viết văn để dành lòng nhân đạo đặc biệt cho trẻ em và người phụ nữ thể hiện qua các khía cạnh:

  • Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em:

  • Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

  • Thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ mà nhất là trẻ em và phụ nữ: những người nhỏ bé, dễ chịu thiệt thòi nhất

Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, điều đó thể hiện ở tình yêu thương dành cho:

  • Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm gia đình, bị ghẻ lạnh, đối xử bất công.

  • Nhân vật mẹ Hồng: người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục từ những cổ tục lạc hậu.

Bài viết gợi ý: