Hướng dẫn

Yêu cầu của câu hỏi theo hướng mở, chỉ nêu chủ đề/ đềtài, còn lại HS tự mình xác định từ kiểu bài/ kiểu văn bản đến độ dài và tiêu đề cho bài viết.

Tuy nhiên, cho dù viết thế nào thì nội dung cũng cần tập trung vào chủ đề của câu châm ngôn: thà thắp lên một ngọn lửa nhỏ còn hơn chỉ ngồi than phiền bóng tối.

Muốn thế, HS phải hiểu thật chính xác cả nghĩa đen và nghĩa bóng của câu châm ngôn vừa nêu, nhất là nghĩa bóng. Hiểu ý trọng tâm nằm ngoài lời của câu ấy rồi mới xác định kiểu văn bản, tên bài viết và độ dài ngắn của bài viết.

– Nghĩa đen của câu châm ngôn không có gì khó hiểu. Vấn đề là nghĩa bóng của câu này. Để hiểu đúng nghĩa bóng, cần hiểu ý nghĩa của hai hình ảnh: ngọn lửa nhỏ và bóng tối và hai hành động: thắp lên và ngồi than phiền. Ngọn lửa đối lập với bóng tối, góp phần xua tan bóng tối. Ngọn lửa mang lại ánh sáng và sự ấm nóng, là biểu tượng của sự nhiệt huyết, hăngsay của những hành động cao đẹp, của những tình cảm trong sáng, thánh thiện… Còn bóng tối thì ngược lại là biểu tượng của những gì tiêu cực, xấu xa; của cái ác và sự thù địch, phản nhân văn…

– Thắp lên chỉ hành động chủ động, tích cực; ngồi than phiền chỉ hành động bị động, tiêu cực.

– Câu nói có ý so sánh "thà… còn hơn". Có thể hiểu ý của toàn bộ câu châm ngôn là: trong cuộc sống thà hành động, cho dù là góp phần nhỏ bé vào việc chống tiêu cực, chống lại cái xấu, cái ác (bóng tối)… còn hơn không làm gì, chỉ ngồi than phiền về sự tiêu cực, về cái xấu, cái ác. Câu nói đề cao hành động, đề cao việc làm; phê phán sự bị động, chỉ biết phê phán, than phiền mà không làm, không chịu hành động để góp phần xua tan bóng tối. Cũng có nghĩa phê phán tinh thần thiếu trách nhiệm, cầu an, không dám dấn thân, không vì cái chung…

Sau khi hiểu ý nghĩa chính của câu châm ngôn như vừa nêu (dù có thể diễn đạt khác nhau) người viết tự chọn một hình thức viết tuỳ ý miễn là làm sáng tỏ ý nghĩa chính của câu châm ngôn. Nói là tuỳ chọn nhưng với đề tài vừa nêu, cách viết chỉ có thể là tự sự hoặc nghị luận. Như thế HS có thể kể lại một câu chuyện (đã đọc hoặc đã chứngkiến) trong đó ca ngợi người dũng cảm hành động, người chủ động đấu tranh chống lại cái ác, người cần cù làm việc… và phê phán nhân vật nào đó chỉ biết ngồi than phiền tiêu cực, phê phán cái xấu… Sau đó cần có bình luận của người viết để làm rõ ý nghĩa câu chuyện mình kể…

Xây dựng hoặc tìm được câu chuyện như thế không hề đơn giản, vì thế phần lớn sẽ làm theo hình thức bài nghị luận xã hội, bàn về một tư tưởng, đạo lí. Nếu theo cách này, HS cần có các phần:

– Giải thích câu châm ngôn;

– Chứng minh bằng các ví dụ cụ thể (đời sống và văn học);

– Bình luận câu châm ngôn: mở rộng và nâng cao vấn đề bằng cách khẳng định và phê phán những thái độ sống tích cực và tiêu cực; rút ra bài học cho bản thân…

Bài viết gợi ý: