TUẦN 22: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 1: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO

Câu 1: Tìm các câu kề “ai thế nào?” Trong đoạn văn (SGK TV4 tập 1 trang 36).

Gợi ý: Đó là những câu nêu đặc điểm tính chất trạng thái của những con bướm.

- Những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc.

- Con xanh biếc pha đen như nhung.

- Con vàng biếc sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa.

- Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn.

Câu 2: Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được ở trên.

Gợi ý: Chủ ngữ của các câu vừa tìm được, là:

- Những con bướm // đủ hình dáng, đủ sắc màu.

CN

- Con // xanh biếc pha đen

CN

- Con // vàng sẫm ......... răng cưa

CN

- Con bướm quạ // to bằng ........... nâu xỉn

CN

Câu 3: Chủ ngữ các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý: Chủ ngữ các câu trên biểu thị con vật (con bướm). Chúng do những cụm danh từ (những con bướm; con bướm quạ) và danh từ chỉ đơn vị (con) tạo thành.

Câu 4: Tìm chủ ngữ của các câu “ai thế nào?” trong đoạn văn đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 37).

Gợi ý: Chủ ngữ của các câu kể “ai thế nào” trong đoạn văn là những cụm danh từ chỉ vật hoặc các bộ phận của con vật (con chuồn chuồn), màu sắc của con vật.

Từ những gợi ý trên, em đọc đoạn văn để xác định chủ ngữ.

- Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh.

CN

- Bốn cái cánh // mỏng như giấy bóng

CN

- Cái đầu // tròn và hai con mắt // long lanh như thủy tinh.

CN VN

- Thân chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

CN

- Bốn cánh // khẽ rung rung như còn đang phân vân.

CN

Câu 5: Kể một loại trái cây mà em thích khoảng 5 câu có sử dụng câu kể kiểu “ai thế nào?”

Gợi ý: Em có thể kể như sau:

Những năm gần đây ở quê em xuất hiện một loại sầu riêng có tên gọi là “sầu riêng hạt lép cơm vàng”. Đúng là một loại trái cây quý hiếm. Hương vị của nó nổi trội hơn nhiều so với sầu riêng trước đây. Múi của nó vàng như nắng mùa hạ. Hạt thì to bằng móng tay cái nhưng lép kẹp. Múi dày, thơm. Vị của nó rất đặc biệt nên giá cả khá cao. Thị trường rất ưa chuộng”.

Bài viết gợi ý: