PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Kiểu bài: Chứng minh một nhận định văn học.
2. Nội dung: Tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược của nhân dân ta thể hiện trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.
3. Tư liệu: Chọn dẫn chứng trong những bài thơ bài văn đã học trong giai đoạn này.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Lịch sủa dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống ngoại xâm: Tống, Nguyên – Mông và Minh với bao chiến công hiển hách.
Văn học giai đoạn này đã khẳng định quyền tự chủ, tinh thần chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc với nhiều tác phẩm nồng nàn lòng yêu nước thương dân.
II. Thân bài
- Khẳng định quyền tự chủ và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành ràch định phần tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt)
- Tự hào đất nước có lãnh thổ, có nền văn hiến, có phong tục và lịch sử lâu đời:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)
- Ca ngợi lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này có phơi ngoài cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”
- Đề cao tinh thần đoàn kết một lòng nếm mật nằm gai chiến đấu của nhân dân ta:
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phất phới.
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mọi thắng lợi của dân tộc ta.
- Khẳng định sức mạnh to lớn, khí thế chiến đấu và chiến thắng:
Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
- Tuyên bố nền hòa bình độc lập, khẳng định sơn hà xã tắc bền vững lâu dài:
Xã tắc từ đây bền vững
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Nghìn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình cũng chắc
(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)
III. Kết bài
Khẳng định nội dung các tác phẩm văn học cổ từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV thể hiện rõ nét lòng yêu nước, khẳng định quyền tự chủ, niềm tự hào, tinh thần chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Mãi mãi tinh thần yêu nước ấy sẽ là sức mạnh cổ vũ, động viên nhiều thế hệ trẻ mai sau trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài viết gợi ý: