I. KHÁI NIỆM VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG (VẬN CHUYỂN TÍCH CỰC)

- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng.

- Trên màng tế bào có các bơm có bản chất là prôtêin xuyên màng ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.

VD: Hoạt động của bơm natri-kali: 1 nhóm phôt phat của ATP được gắn vào bơm làm biến đổi cấu hình của prôtêin và làm cho phân tử prôtêin liên kết và đẩy 3 Na+ ra ngoài và đưa 2 K+ vào trong tế bào.

- Bơm natri-kali đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành điện thế nghỉ của tế bào nơron thần kinh.

- Các bơm vận chuyển chủ động còn có vai trò trong việc hình thành sự co cơ giúp ta vận động, trong quá trình tái hấp thu một số chất ở thận, trong vận chuyển đường glucozo vào trong tế bào...

II. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO

1. Nhập bào

- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

- Nhập bào gồm 2 loại:

+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…

Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn → tạo thành bóng nhập bào → đưa thức ăn vào trong tế bào → Lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.

+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào

2. Xuất bào

Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Trong hiện tượng xuất bào, tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào (chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài. Bằng cách xuất bào, các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào.

Bài viết gợi ý: