I. SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH

- Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim khi tâm thất co. Sức đẩy này tạo ra huyết áp và vận tốc máu.

- Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phân tử máu.

- Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.

+ Sự hỗ trợ của hệ mạch.

* Động mạch: nhờ sự co dãn của động mạch

* Tĩnh mạch: nhờ sự co bóp của cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, hoạt động của van 1 chiều.

II.VỆ SINH TIM MẠCH

1. Bảo vệ tim mạch khỏi các tác nhân có hại

- Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim:

+ Khuyết tật hệ tuần hoàn: hở hay hẹp van tim, mạch máu bị xơ cứng.

+ Vi khuẩn, virus: cúm, thương hàn, thấp khớp…

+ Cơ thể bị cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, sốc…

+ Sử dụng chất kích thích: rượu, thuốc lá, heroin.

+ Cảm xúc âm tính: giận dữ, đau buồn, sợ hãi, hồi hộp….

+ Thức ăn nhiều mỡ động vật, quá mặn.

- Để có một trái tim và hệ mạch khỏe, chúng ta cần:

+ Hạn chế nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

+ Không sử dụng các chất kích thích.

+ Băng bó kịp thời các vết thương, không để cơ thể mất nhiều máu.

+ Khám chữa bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch.

+ Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa các cảm xúc âm tính.

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn...

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch.

2. Rèn luyện hệ tim mạch

Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng việc luyện tập thể thục thể thao hằng ngày, lao động vừa sức và xoa bóp.

Bài viết gợi ý: