I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. m 33 tuổi, Phan Bội Châu đỗ Giải nguyên. Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.

Phan Bội Châu cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp ng c khá đô sộ. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường : Hải ngoại huyết t(thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ m), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán),...

2. Bằng giọng điệu hào hùng, bài thơ thể hiện phong thái ung dung và khí phách kiên cường, bất khuất vượt qua hoàn cảnh tù ngục của nhà chí sĩ cách mạng.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Hai câu đầu thể hiện khí phách ngang tàng, bất khuất của tác giả khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục.

a) Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

- Tự khẳng định tài năng, chí khí phi thường (hào kiệt).

- Tự ý thức về cốt cách, phong thái ung dung đàng hoàng, hào hoa phong lưu.

- Từ vẫn điệp lại hai lần, nhấn mạnh, làm tăng thêm sự vững vàng, rắn rỏi đến ngang tàng. Ý nghĩa vẫn... vẫn này quan hệ đến u sau.

b) Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

- Đấng trượng phu rơi vào vòng tù ngục mà vẫn thản nhiên, hiên ngang như là chủ động dừng chân nghỉ bên đường (Chạy mỏi chân...). Một thái độ khinh thường cảnh tù ngục, không chút nào núng trước hiểm nguy."

- Câu 1 và 2 cho thấy khí phách anh hùng của một con người trước biến cố hiểm nghèo. Chí khí này đã từng được thể hiện trong văn học truyền thống (thơ tỏ chí).

- Ở cặp câu 3 – 4, tác giả tự nghiệm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình với một giọng trầm.

- a) Nhìn thẳng vào tình cảnh đy khó khăn của mình (khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường gian nan đang còn dài dặc.

b) Giọng thơ trầm, phảng phất buồn đau mà không bị luỵ ; có sắc thái than nhưng vẫn toát lên cái thần thái tráng ca:

- Các từ bốn biển, năm châu gợi cái lớn lao, dài rộng, nâng tầm cái buồn lên, xoá đi cái ảo não.

– Cặp câu này đối nhau (theo đúng quy cách của thể thất ngôn bát cú luật Đường) gọi thêm cái trùng điệp của sóng gió gian nan, đồng thời tạo ra sắc điệu vững chắc, hài hoà.

3. Bằng lối nói khoa trương, ở cặp câu 5 – 6, hình tượng người anh hùng ngời lên vẻ đẹp lãng mạn với khẩu khí phi thường :

a) Cho dù ở tình cảnh nào thì vẫn bền bỉ theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao (Bủa tay ôm chặt bộ kinh tế) ; vẫn cất tiếng cười ngạo nghễ vượt lên, phá tan oán thù đang kiểm toả (Mở miệng cười tan cuộc oán thù).

b) Lối nói quá (Bủa tay ôm chặt..., Mở miệng cười tàn...) tôn tầm vóc người anh hùng lên mức siêu nhiên, phi phàm ; hoà vào với âm hưởng hào sảng chung của toàn bài thơ.

c) Cặp câu này cũng tuân thủ luật đối, cùng với cặp câu trước có tác dụng giữ nhịp cho toàn bài.

4. Tất cả những điều trên được khẳng định lại một cách đầy tin tưởng ở hai câu kết, thể hiện sự kết tinh cao độ những cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.

Bài viết gợi ý: