I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CN NẮM VỮNG

1. Dấu ngoặc đơn

Dấu ngoặc đơn được sử dụng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

- Cấu tạo của phần chú thích này có thể là :

+ Một từ, ví dụ: Ngọc (căm hờn) : Chúng mày bắn chết tao rồi ! (giãy giụa)

+ Một ngữ, ví dụ: Ban đúng là thứ cây (và thứ hoa) đặc thù của Tây Bắc.

+ Hoặc một câu hay nhiều câu, ví dụ : Đêm hôm ấy trời mưa to (Trận mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô).

- Vị trí của phần chú thích :

Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này luôn đi sau bộ phận được chú thích. Vì vậy, dấu ngoặc đơn đặt ở vị trí nào trong câu là tuỳ thuộc vào vị trí của phần được chú thích.

Lưu ý:

- Có thể dùng kèm dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) để tỏ thái độ hoài nghi.

- Cũng có khi dấu ngoc đơn được dùng kèm với dấu chấm than (!) để bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm.

- Trong một số trường hợp, có thể thay dấu ngoặc đơn bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang.

2. Dấu hai chấm

- Báo trước sự xut hiện của phần giải thích, thuyết minh.

Phần giải thích, thuyết minh này khác với phần giải thích, thuyết minh trong dấu ngoặc đơn ở chỗ : nếu phần giải thích, thuyết minh trong dấu ngoặc đơn được coi là phần nằm ngoài nghĩa cơ bản của câu thì phần giải thích, thuyết minh đứng sau dấu hai chấm lại được coi là thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy, khi bỏ dấu hai chấm, cậu không hoàn chỉnh và thường bị sai về ngữ nghĩa và ngữ pháp.

- Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hoặc lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ví dụ : Bộ đội qua sông thì có ngay những bè nứa, những thuyền nan tre sẵn sàng phục vụ chuyển quân. Từ thuở ấy mới có câu : “Quân với dân như cá với nước”.

- Báo trước lời dẫn gián tiếp, chuỗi liệt kê bằng các vế có quan hệ đẳng lập về ngữ pháp.

Ví dụ : Hút thuốc lá có nhiều tác hại : viêm phế quản, ho hen, huyết áp cao, tắc động mạch, ung thư.

- Đứng sau từ Kính gửi trong các văn bản hành chính. Ví dụ :

Kính gửi :Thầy Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sĩ Liên.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn:

a) Đánh dấu cho những phần giải thích nghĩa cho các từ ngữ Hán Việt trong câu văn :

– “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác) - “định phận tại thiên thư” ịnh phận tại sách trời) – “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại)

b) Giúp người đọc hiểu rõ hơn chiều dài 2 290 m của cầu là tính từ đâu tới đâu :

Chiều dài của cầu là 2 290 m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).

c) Đánh dấu phần bổ sung thêm 1 người viết (người nói) Và cụ thể hcho rõ thêm : phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,...)

2. Giải thích công dụng của dấu hai chấm.

a) Đưa ra ý giải thích cho điều đã nói (thách nặng quá).

b) Dấu hai chấm thứ nhất : đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai : báo hiệu một nội dung giải thích.

c) Báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu).

3. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Vit là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu... Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.

(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Sau từ rằng có thể dùng dấu hai chấm hoặc không. Khi dùng : Phần đứng sau được nhấn mạnh. Khi không dùng : Phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.

4. a) Có thể thay, nhưng khi thay, nghĩa cơ bản của câu sẽ khác.

b) Không thay được, vì từ gồm và dấu hai chấm báo hiệu sự liệt kê bắt đầu. Nếu không liệt kê mà dùng ngoặc đơn là không chính xác.

5. Dấu ngoặc đơn là một dấu kép, vì vậy đã có “mở ngoặc” thì phải có “đóng ngoặc”. Trong bài viết còn thiếu “đóng ngoặc”, nên dấu ngoặc đơn này dùng sai.

6. Các em tự viết đoạn văn :

- Nội dung : dựa vào văn bản Bài toán dân số.

- Dùng :+ Dấu ngoặc đơn.

+ Dấu hai chấm.

Bài viết gợi ý: