CHUYÊN ĐỀ: VẺ ĐẸP CỦA HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG ÁO VẢI QUANG TRUNG- NGUYỄN HUỆ
- Đặt vấn đề :
Có ý kiến cho rằng, lời nói của người cung nhân cũ thể hiện sự thông minh, sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng trước thời cuộc, đồng thời qua đó cũng bộc lộ thái độ của tác giả.
Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?
- - Không rõ lời nói ấy về mặt sử học thì chính xác và sâu sắc đến mức độ nào, còn về góc độ văn chương thì chi tiết này cực thú. Không hẳn lời nói của người đã từng làm cung nữ ấy đã là phác họa ra đại cục: Thắng lợi của vua Lê, nếu có cũng chưa mang ý nghĩa gì lớn. Mà mối nguy hiểm cho triều Lê như mồi lửa âm ỉ trong tường vách. Cũng không hẳn vì những câu nói ấy đã sớm đem lại ấn tượng về một Nguyễn Huệ bách chiến bách thắng, một Nguyễn Huệ kiêu hung trước khi một Nguyễn Huệ bằng xương, bằng thịt xuất hiện trong hồi thứ 14
- Âm vang chiến thắng hào hung của quân Tây Sơn nghe như văng vẳng hiện dần lên từ lời cảnh báo của cung nhân. Cái thú văn chương trong chi tiết này còn có thể nhìn ra được từ chỗ: “Một người phụ nữ tầm thường, hèn mọn rời xa cung cấm đã , thế mà thông hiểu thời cuộc gấp bội lần một thái hậu mẫu nghi thiên hạ. Rồi đến khi thái hậu đem chuyện ấy nói với vua Lê Chiêu Thống, vua nói lại với Tôn Sĩ Nghị thì ta vỡ lẽ, những kẻ nắm quyền dương dương tự đắc kia còn không có nổi một hình thức đàn bà. Vậy là người phụ nữ vô danh cũng đã thừa khả năng mở mắt cho cả triều đình, vua quan về cách đánh giá, cách cầm quân, thể hiện được sự sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng.
- Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã nhận ra và muốn chúng ta cùng thấu hiểu: không có gì có thể đem lại cho bè lũ bạc nhược kia sức mạnh trong ý chí và hành động. Bọn chúng đã không hành động cho dù lo lắng, giận dữ, trách mắng nhau,… Bởi vì nỗi lo âu, lời quát mắng rồi cũng nhanh chóng qua đi và chúng chúng lại nằm ườn ra trong lạc thú, tự lừa dối mình trong cái ý nghĩ “cần phải tính toán cho chu đáo, không được hấp tấp” và uể oải đợi chờ “đợi sang xuân vào ngày mồng 6 sẽ xuất quân, như vậy cũng không còn xa gì nữa”
- Lời nói của người cung nhân ấy phải chăng chính là biểu hiện thái độ của tác giả trước thời cuộc khi nhận ra sự kiêu căng, ngạo mạn, hống hách, tàn ác của quân nhà Thanh.
- Tìm hiểu hồi 14
Đánh Ngọc Hồi quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài
- Chủ đích của các tác giả không cốt ca ngợi chiến công của vua Quang Trung mà kể chuyện vua Lê được nhìn từ phía vua Lê theo tư tưởng Hoàng Lê nhất thống. Vào đoạn cuối có một chi tiết cua Lê với Thổ Hào. Tác giả đã gắn công cuộc gặp gỡ đó để phản ánh lên vẻ trung thành của bề tôi với quân vương đang cơn khốn khó.
- Xét về lập trường chính trị, các tác giả đứng về phía đối địch với phong trào Tây Sơn, nhưng họ Ngô đã không thắng nổi chính mình, tình yêu, ý thức lương tâm đã nói lên sự thật. Các tác giả có lẽ cũng không thể ngờ rằng ở hồi thứ mười bốn, các ông đã viết bản án dành cho chính triều đại, cái chế độ mà mình tôn kính, trung thành. Những con người phù Lê ấy có nhận ra rằng mình đang tấu khúc ca cho những người đang kết thúc số mệnh lịch sử của chính nhà Lê.
- Đạo quân Thanh dưới sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị được xem như một đoàn hùng binh với sức mạnh lay thành phá ải, không ai có thể đương đầu, ngày đêm đi một mạch đến Thăng Long không mất một hòn tên mũi đạn như đi vào chốn không người. Tác giả đã bình luận “Từ xưa, các nhà cầm quân chưa có khi nào được dễ dàng như thế. Nhưng sự dễ dàng ấy đã khiến cho những người từng trải nghi ngờ.” Đạo quân chưa thắng đã kiêu, từ quân đến tướng chẳng để ý đến việc binh. Mầm mống bại vong đã nảy mầm.
- Âm vang chiến thắng hào hùng của quân Tây Sơn như đã nghe văng vẳng, hiện dần từ lời cảnh báo sâu xa, sáng suốt của người cung nữ già. Đây là một chi tiết thú vị cho thấy tất cả bọn đàn ông đàn bà, từ vua đến thái hậu rồi đến cả tổng đốc họ Tôn dương dương tự đắc kia cũng không bằng kiến thức một kẻ nữ nhân hầu hạ. Mầm mống bại vong nữa là của vua Lê Chiêu Thống, nó nằm trong bản chất của một chế độ suy tàn đã không còn khả năng hành động, không còn ý chí, sức mạnh, quyết tâm.
- Trong khi đó, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã khẩn trương làm một núi việc khổng lồ.
+ 24/11/1788: Văn Tuyết cấp báo
+ 25/12/1788: Xuất quân từ Phú Xuân- Huế
+ 29/12/1788: Đến Nghệ An
+ 30/12/1788: Xuất quân đến Tam Điệp
+ 3/1/1789: Thắng đồn Ngọc Hồi
+ 5/1/1789: Thắng trận đồn Ngọc Hồi
- Phía quân Thanh ăn chơi chờ đợi, quân Tây Sơn ráo riết chuẩn bị. Quân Than im lìm bất động, quân Tây Sơn tình hình biến chuyển từng ngày. Những mốc thời gian nối tiếp nhau dồn dập:
+20/11: Ngô Văn Sở lui về Tam Điệp
+24/11: Văn Tuyết đến Phú Xuân
Một tháng sau, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế loan hiệu lệnh xuất quân; ngày 29 đã đến Nghệ An ăn Tết, tuyển quân, đọc phủ dụ. Đêm 30 người lên đường ra Bắc
- Trong cái nhìn của các tác giả Ngô Thì, Quang Trung hiện lên không phải chỉ như một kẻ võ biền nông phu ít học mà là một nhà vua giàu trí tuệ và am hiểu lòng người. Trong những lời phủ dụ tướng sĩ ở cuộc duyệt binh lớn tại Nghệ An, người đọc như nghe thấy được cái hồn phách thiêng liêng của một Nam quốc sơn hà, hồi kèn xung trận của Hịch tướng sĩ, giọng hào sảng, dõng dạc của Bình Ngô đại cáo. Phải là một trí tuệ và tâm hồn cao rộng mới hun đúc được tinh hoa của giống nòi dân tộc trong những câu nói làm lay động lòng người.
- Những lời nói của Quang Trung với Sở, Lân, Nhậm ở Tam Điệp rất cứng cỏi mà mềm dẻo, đầy uy lực mà rất sáng suốt. Không chấp nhận việc giặc đến mà không đánh, mới nghe tiếng đã chạy trước, đó là đề cao lũ xâm lược. Chưa thực sự ra quân mà sắp đặt mưu kế chiến thắng nhanh chóng, sớm tính trước nước cờ 10 ngày lại lo việc cho 10 năm tới, tất cả đã thể hiện một Quang Trung sáng suốt. có tầm nhìn xa trông rộng. Không những thế, dưới ngòi bút của các tác giả Ngô gia, Quang Trung- con người có tài dụng binh như thần để đến bây giờ chúng ta vẫn ngưỡng mộ và khâm phục. Và đẹp hơn cả là hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận, sử sách ghi lại rằng trong khói tỏa mù trời, Quang Trung khoác áo bào đỏ, sạm đen như khói súng vào thành Thăng Long.
- Hồi thứ 14 đã trở thành khúc hùng ca, tráng ca đại thắng của Quang Trung- Nguyễn Huệ- người anh hùng dân tộc.