Đề bài.
Giữa những bộn bề phồn tạp của buổi chợ phiên văn chương, giữa những náo nhiệt đông đúc của gian hàng lãng mạn. Nguyễn Tuân được nhận ra là một chủ cửa hàng khá đặc biệt, với chất ngông đầy mới mẻ cùng cá tính độc đáo của mình Nguyễn Tuân đã đưa người đọc phiêu du vào cuộc hành trình đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng. Tiêu biểu cho cuộc hành trình gian truân, vất vả đó là tác phẩm “Chữ Người Tử Tù”, đặc biệt thông qua nhân vật Huấn Cao chúng ta sẽ thấy rõ được điều đó.
Quả không sai khi nói rằng sản phẩm của Văn học chỉ được khai sinh ra khi nó là kết quả nào nặn từ đời sống. Nếu sáng tác của văn học chỉ hoàn toàn là sản phẩm của sự hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở đời sống thì sẽ không truyền được cảm xúc đến với bạn đọc, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn khi sáng tạo ở nghệ thuật. Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi sáng tạo, với ông đã xác định được vị trí của mình trong nền văn học hiện đại đồng thời tìm ra cho mình một phong cách hoàn toàn mới khác hẳn với những nhà văn cùng thời, ông luôn khao khát được đi tìm cái đẹp dù là trong một thời nay chỉ còn vang bóng. Đọc “Chữ Người Tử Tù” ta sẽ thấy rõ được điều đó, đây là một trong những truyện ngắn của tập “vang bóng một thời”, lúc đầu tác phẩm có tên “dòng chữ cuối cùng” in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn. Sau đó đổi thành “Chữ Người Tử Tù” in trong tập vang bóng một thời xuất bản năm 1940. Nhân vật chính trong tác phẩm là Huấn Cao, theo Nguyễn Tuân thì đây là một nhân vật được khắc họa bằng bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa bằng biện pháp đối lập tương phản đặt trong tình huống đặc biệt để làm nổi bật vẻ đẹp trên nhiều phương diện khác nhau, Huấn Cao là người có tài trong nghệ thuật thư pháp. Đây là một thú chơi phong lưu, tao nhã của người xưa, nghệ thuật thư pháp thường dành cho những người có văn hóa, có khiếu thẩm mỹ để có thể cảm nhận vẻ đẹp của chữ, chiều sâu của nghĩa, vẻ đẹp được đề cập đến đầu tiên của Huấn Cao có lẽ là nét tài hoa nghệ sĩ. Vẻ đẹp đó của ông được thể hiện gián tiếp qua lời nói, thái độ của thầy trò viên quản ngục. Mặc dù Huấn Cao chưa một lần xuất hiện nhưng cả vùng tỉnh Sơn đều khen ông là người viết chữ nhanh và rất đẹp, “chữ của Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ của ông mà treo trong nhà là có một vật báu ở trên đời”, phải đẹp đến mức độ nào thì viên quản ngục mới thiết tha ước được có chữ của Huấn Cao đến thế, bởi vậy viên quản ngục đã bất chấp mọi nguy hiểm để đạt được sở nguyện của mình. Tài năng của Huấn Cao không chỉ có kẻ thù, nhân dân ngưỡng mộ mà dường như đất trời cũng rất mến mộ ông, thiên nhiên cũng u ám đạo báo hiệu một sự chẳng lành. “một ngôi sao hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống chân trời không định. Bấy nhiêu âm thanh phước tạp bay lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vì muốn từ biệt khỏi vũ trụ”. Những nét chữ của Huấn Cao không chỉ thể hiện tài năng xuất chúng, mà còn là sự hội tụ những gì cao đẹp, nhưng trong con người ông những nét chữ như rồng bay, phượng múa nổi tiếng khắp cả vùng còn gửi gắm hoài bão tung hoành của một đời người. Mặc dù trong tác phẩm không hề nhắc tới mảng chọc trời khấy nước của Huấn Cao, nhưng ta vẫn có thể hình dung ra trước mặt hình ảnh của một cánh chim đại bàng đang tung bay giữa bầu trời rộng lớn.
Bên cạnh vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ đó là sự hiên ngang bất khuất của người anh hùng mang trong mình những dự định, hoài bão lớn. Huấn Cao là người đứng đầu cả bọn phản nghịch lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, khi bị bắt giam đứng trước cửa đền lao Ông vẫn lạnh lùng “trúc mũi Mông xuống nền nhà bất chấp lời đe dọa là của tên lính canh Huấn Cao không hề run sợ, dù bị xiềng xích nhưng ông vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần, chỉ vài ngày nữa là vào kinh thụ án nhưng Huấn Cao vẫn không hề nao núng, sinh ra là một con người ai mà chẳng ham sống nhất là khi biết mình sắp từ giã cõi đời thì người ta thường hay nghĩ đến người thân, gia đình vậy mà vẫn cao vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Đặc biệt khi viên quan ngục hỏi “vậy ngài có cần thêm gì xin cho biết tôi sẽ cố gắng chu tất”, lúc đó Huấn Cao đã khẳng khái trả lời “người hỏi ta muốn gì? ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa”. Khi nói những câu nói ấy với thái độ khinh miệt, Huấn Cao đã chuẩn bị tư thế để đón nhận một trận mưa roi bưởi viên quản ngục là đại diện cho cường quyền trốn tù ngục, nơi chỉ có sự ngự trị của cái xấu và cái ác, nhưng chết chém ông còn chẳng sợ nữa là.
Khí phách hiên ngang, bất khuất của Huấn Cao còn được chói sáng hơn nữa trong cảnh cho chữ ở cuối truyện. Đó là một cảnh xưa nay chưa từng có ở một nơi chỉ có cái xấu cái ác ngự trị, một thú chơi tao nhã ngày xưa đã diễn ra người cho chữ là kẻ tử tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, còn viên quan ngục thì lại khúm núm cắt từng đồng kẽm đánh dấu ô. Dù trong tư thế bị giam cầm nhưng Huấn Cao vẫn toát lên vẻ uy nghi sang trọng, trong giờ phút này cái tài, cái đẹp đã lên ngôi, những nét chữ Huấn Cao đã tỏ rõ uy lực có thể cảm hóa hướng thiện và cứu rỗi con người thoát khỏi vòng tội lỗi.
Không chỉ vậy Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, Huấn Cao luôn đặc biệt đề cao 2 chữ thiên lương, nhờ có thiên lương mà ông đã trở thành một nghệ sĩ chân chính, một người anh hùng vị nghĩa. Mặc dù viết chữ đẹp nhưng nhất sinh không vì vàng ngọc quyền thế mà ép mình viết câu đối. Tính ông vốn khoảnh trừ chỗ bạn thân ông ít chịu cho chữ, đó không phải hành động ích kỷ muốn giữ cái đẹp cho riêng mình, cũng không phải là vì tiếc công, tiếc sức mà cái quan trọng là ông biết trọng người, trọng mình, ai đáng cho ông mới cho. Vào trong tù dù được biệt đãi nhưng ông vẫn tỏ ra coi thường viên quản ngục, thế nhưng khi biết được sở nguyện cao quý của viên quản ngục Huấn Cao đã ngỡ ngàng “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Bởi vậy Huấn Cao đã giành đêm cuối cùng với dòng chữ cuối cùng cho viên quản ngục, Huấn Cao cho chữ này không phải là hành động cống nàp, cũng không phải là sự quỵ lụy, đê hèn mà đó là sự đền đáp của một tấm lòng cho một tấm lòng. Những dòng chữ ấy chính là nỗi niềm kí thác mà Huấn cao dành cho hậu thế. Sau khi cho chữ Huấn Cao khuyên viên quản ngục “nên thay trốn ở đi, ở đây có giữ được thiên lương cho lành vững”. Huấn Cao không chấp nhận cái đẹp ở lẫn với cái xấu, cái ác, không chấp nhận một con người vừa yêu cái đẹp vừa làm chuyện ác. Chính sự thiên lương của Huấn Cao đã cảm hóa viên quản ngục, đến đây Huấn Cao đã toát lên một vẻ đẹp rực rỡ đó là cái đẹp được trung đúc, hội tụ từ vẻ đẹp của sự tài hoa khí phách anh hùng và thiên lương trong sáng.
Với cách xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, ngôn từ sắc sảo, góc cạnh, câu văn giàu hình ảnh Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên hình tượng của nhân vật Huấn Cao. Qua lăng kính của Nguyễn Tuân, Huấn Cao đã trở thành hình mẫu lý tưởng đầy tài hoa, khí phách, thấm đẫm tình người.
Tác phẩm kết thúc nhưng vẫn còn đó trong tâm trí người đọc những nét chữ vuông vắn, tươi tắn hội tụ sự tài hoa bất khuất thiên lương của người anh hùng Huấn cao, đó là những nỗi niềm kỹ khác dành cho hậu thế. Thông qua nhân vật Huấn Cao còn bộc lộ gián tiếp tình cảm, thái độ của mình đối với những anh hùng chống Pháp lúc bấy giờ, đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước trong tác phẩm và đó cũng là lý do để Chữ Người Tử Tù trở thành mốc son chói lọi trên nền vàng úa của “Chữ Người Tử Tù”./.
Xem thêm : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Bài viết gợi ý: