A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
  • Dàn ý:
    • Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…).
    • Thân bài: những sự việc, chi tiết chỉnh theo diễn biến câu chuyện.
    • Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
  • Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việ, chi tiết tiêu biểu một các hợp lí.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 46 – SGK) Lê Nin Nói “Tôi không sợ khó, tôi không sợ khổ,tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất” Từ những kỉ niệm tuổi học trò, anh chị hãy kể lại câu chuyện: Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân”…. vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.

Bài làm:

Mở bài:

  • Giới thiệu về nhân vật và câu chuyện sẽ kể.
  • Nhân vật đó như thế nào ? (ngoan, tốt, chăm học…)
  • Giới thiệu sơ lược về những sai lầm mà nhân vật phạm phải (thời gian, nguyên nhân), ví dụ như ham chơi điện tử, bị bạn bè dụ dỗ bỏ bê học hành…

Thân bài:

Kể chi tiết sự việc

  • Bạn học sinh phạm sai lầm trong “một phút yếu mềm’’, nêu chi tiết sự việc đã xảy ra những sai lầm của nhân vật.
  • Quá trình “chiến thắng bản thân’’ của nhân vật: miêu tả cụ thể suy nghĩ, tâm trạng và hành động của nhân vật, những sự kiện nào đã khiến nhân vật thay đổi suy nghĩ và hành động.
  • Kết quả của sự việc.

Kết bài:

  • Nêu lên suy nghĩ của người viết và đưa bài học rút ra.

Câu 2 (Trang 46 – SGK) Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh/chị trực tiếp chứng kiến (cụ thể là đôi bạn giúp nhau học tốt, vượt qua khó khăn).

Bài làm:

Mở bài:

  • Giới thiệu về tình bạn của hai người bạn.

Thân bài:

  • Miêu tả qua về hai bạn
  • Tính cách, hoàn cảnh, tình bạn của hai người.
  • Những công việc cụ thể hàng ngày 2 bạn đó giúp đỡ nhau như thế nào?
  • Hai bạn giúp nhau vượt thử thách ra sao?
  • Những kết quả đạt được ( đạt giải trong các kì thì, luôn là đôi bạn cùng tiến trong học tập,..)
  • Mở rộng: không những là người học trò giỏi, mà còn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên, tham gia tình nguyện…
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Kết bài:

  • Khẳng định tình bạn là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta vượt qua những khó khăn “học thầy không tày học bạn”
  • Liên hệ bản thân.