Có 4 lọ đựng các khí riêng biệt: N2, Cl2, CO2, H2S. Để xác định lọ đựng khí H2S chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là dung dịch
A. AgNO3. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NaCl.
Dùng dung dịch AgNO3, có kết tủa màu đen là H2S:
AgNO3 + H2S —> Ag2S + HNO3
Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch axit HCl, thu được 24,45 gam muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Hỗn hợp X gồm C2H5OH, HCOOC2H5, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy a gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 13,2 gam X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 8,64. B. 25,92. C. 12,96. D. 17,28.
Thể tích khí CO (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 thành Fe là
A. 7,84. B. 2,24. C. 3,36. D. 6,72.
Cho hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,84 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là
A. 0,04M. B. 0,20M. C. 0,08M. D. 0,10M.
Cho các chất: C2H4(OH)2, CH2OH-CH2-CH2OH, CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, (COOH)2, CH3COCH3, CH2OH-CHO. Có bao nhiêu chất đều phản ứng được với Na và Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
A. 3. B. 2. C. 5. D. 6.
Cho các chất rắn sau: NaHCO3, Fe(NO3)2, Al(OH)3, Mg. Số chất tan được trong dung dịch HCl loãng, nguội, dư là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho 100 ml dung dịch FeSO4 0,5M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì chất rắn thu được có khối lượng
A. 4,0. B. 3,6. C. 4,5. D. 6,35.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến