Trên đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 30 gam CaCO3. Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a gam Al cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a? Biết Al, CaCO3 đều tan hết.
Bên cốc đựng HCl thêm vào nCaCO3 = 0,3
CaCO3 + 2HCl —> CaCl2 + CO2 + H2O
0,3……………………………….0,3
Δm = mCaCO3 – mCO2 = 30 – 0,3.44 = 16,8
Bên cốc đựng H2SO4 thêm vào nAl = x
2Al + 3H2SO4 —> Al2(SO4)3 + 3H2
x…………………………………………1,5x
Để cân vẫn thăng bằng thì:
Δm = mAl – mH2 = 27x – 2.1,5x = 16,8
—> x = 0,7
—> mAl = a = 27x = 18,9
Có 2 dung dịch H2SO4 và NaOH. Biết 20ml dung dịch H2SO4 tác dụng vừa đủ với 60ml dung dịch NaOH. Mặt khác 20ml dung dịch H2SO4 trên tác dụng với 5,91 g BaCO3, để trung hòa lượng H2SO4 dư sau phản ứng ta cần 10 ml dung dịch NaOH nói trên. Tính nồng độ mol/l của hai dung dịch đó?
Oxi hóa hoàn toàn 9 lít NH3 bằng oxi, thu được hỗn hợp khí X gồm N2 và NO, hỗn hợp khí X có tỉ khối với heli bằng 7,25. Biết các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Thể tích oxi đã phản ứng là
A. 6,72 lít B. 8,25 lít C. 11,2 lít D. 22,44 lít
Hợp chất X có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C,H,N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là:
A. CH2=CHCOONH4
B. H2N-COOCH2-CH3
C. H2N-CH2-COOCH3
D. H2NC2H4COOH
(K) là hợp chất hữu cơ có CTPT là: C5H11NO2. Đun (K) với dd NaOH thu được hợp chất có CTPT là C2H4O2NNa và hợp chất hữu cơ (L). Cho hơi (L) qua CuO/t° thu được một chất hữu cơ (M) có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. CTCT của (K) là:
A. CH2=CH-COONH3-C2H5
B. NH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3
C. NH2-CH2-COO-CH(CH3)2
D. H2N-CH2-CH2-COO-C2H5
Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 15,65 gam B. 26,05 gam
C. 34,6 gam D. Kết quả khác
Chất hữu cơ A có một nhóm amino, 1 chức este. Hàm lượng oxi trong A là 31,07%. Xà phòng hóa m gam chất A được ancol, cho hơi ancol đi qua CuO dư, t° thu anđêhit B. Cho B phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 16,2 gam Ag và một muối hữu cơ. Giá trị của m là:
A. 3,3375 gam B. 7,725 gam C. 6,675 gam D. 3,8625 gam
Cho hỗn hợp gồm phenyl axetat và axit benzoic tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 9,4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan và 186,6 gam hơi nước, Giá trị m là
A. 76,86 B. 60,03 C. 52,38 D. 45,58
Cho 86 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe(NO3)2 và Mg tan hết trong 1540ml H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dd Y (chỉ chứa các muối trung hòa) và 0,04 mol N2. Cho KOH dư vào Y rồi đun nóng nhẹ thấy số mol KOH phản ứng tối đa là 3,15 mol và có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, nhúng thanh Al vào Y sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Al ra cân lại thấy khối lượng tăng 28g (Fe bám hết vào Al). Biết tổng số mol O có trong 2 oxit ở hỗn hợp X là 1,05 mol. Nếu lấy toàn bộ lượng kết tủa trên nung nóng ngoài không khí thì thu được tối đa bao nhiêu gam oxit
A. 88 B. 84 C. 82 D. 81
Tính thành phần % khối lượng mỗi nguyên tố có trong công thức CaC2.
Biết rằng trong nước bột có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozơ (đường mạch nha). Sau đó, một ít men mantaza trong nước bọt làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozơ với nước chuyển thành glucozơ (đường nho). Vì vậy khi nhai cơm kĩ (trong cơm có tinh bột) ta thấy có vị hơi ngọt vì khi đó có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên. Hãy ghi lại phương trình chữ của 2 phản ứng trong đoạn thông tin trên
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến