1.
Có 5 hình thức vận động cơ bản:
- Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
Ví dụ, chuyển cái bảng từ vị trí A sang vị trí B trong phòng học
- Vận động vật lý là vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, của điện tử, của các quá trình nhiệt, điện, v.v.
Ví dụ, khi ta đun nước, khi nhiệt độ của ngọn lửa tăng lên thì nhiệt độ của bình nước cũng tăng dần lên.
- Vận động hoá học là vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp và phân giải các chất.
Ví dụ, ta cho muối vào bình nước và lắc nhẹ, muối sẽ hoà tan dần trong nước.
- Vận động sinh học là vận động của sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
Ví dụ, khi ta hít thở không khí thì cơ thể ta thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Vận động xã hội là vận động của các hình thái kinh tế - xã hội.
Ví dụ, sự chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
Bài học:Chúng ta-mỗi người đều luôn phát triển để hoàn thiện bản thân mình hơn.
2.
Giống nhau:
-Giống nhau:
Đều là quá trình tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ ràng..
Chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Đều có ở động vật và con người
Phản ánh sự vật, hiện tượng theo cấu trúc nhất định.
Khác nhau:
Nhận thức cảm tính:
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
Đặc điểm:
– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.
— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
Nhận thức lý tính:
Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.
Đặc điểm:
– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lí tính.