a,x/2=3/y b,-2/x=-y/3 c,4/x=x/9 d, 10=x/17+x=3/4 tìm x nhớ phải làm hết nếu ko sẽ báo cáo

Các câu hỏi liên quan

Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân mình. Vả chăng hiểu được bản thân mình không phải là dễ. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu chuẩn bị cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lý riêng mà lý trí của khoa học khó nắm bắt. Có những, tác phẩm đọc xong ta thấy bàng hoàng: Lần đầu tiên ta nhận ra được con người thật của mình. "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện" (Bielinxky). Stendhal cũng đã từng nói đến tác động của văn học, tới sự tự kỉ ý thức tiếp thu đạo đức. Đến đây có thể thấy rõ hơn vai trò của văn nghệ trong đời sống đạo đức: nó giúp cho con người tự biết mình, cả những mặt yếu lẫn mặt mạnh, những tiềm lực lớn lao ta không ngờ đến. Tác động gián tiếp này nhiều khi còn mạnh mẽ hơn sự "cải tạo" trực tiếp. quan niệm truyền thống về văn học coi trọng tác dụng trực tiếp của văn học. Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục của văn học. Triết gia Seneca (khoảng 4 TCN - 65) là người thấu hiểu điều này: "Vấn đề không phải là ở chỗ văn học nghệ thuật có thể cung cấp đạo đức mà ở chỗ chúng chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức". Những tác phẩm cổ điển bao giờ cũng có giá trị tâm lý sâu sắc, phát huy sự tự ý thức của người đọc và đây là một sự chuẩn bị quan trọng cho sự hoàn thiện đạo đức. Câu 1: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện" Câu 2: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Văn học "chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức"? Hãy lý giải.