C1)
1. Người đi bộ phải chú ý quan sát và nhường đường cho các phương tiện giao thông khi qua đường.
2. Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng và cài quay đúng quy cách.
3. Hãy thắt dây an toàn khi đi xe ô tô ở tất cả các hàng ghế có trang bị dây an toàn.
4. Khi tham gia giao thông phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
5. Không sử dụng điện thoại hoặc làm các việc khác gây mất tập trung khi lái xe.
6. Phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
7. Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
8. Không chạy quá tốc độ quy định và phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe.
9. Hãy giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để kịp thời xử lý các hình huống bất ngờ có thể xảy ra.
10. Hãy tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, để thể hiện mình là người có văn hóa giao thông.
C2)
*Biển báo cấm
- Có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.
*Biển báo nguy hiểm
- Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu
- Nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
*Biển hiệu lệnh
- Có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.
- Đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu...Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành.
Biển chỉ dẫn
- Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
- Chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.
*Biển báo phụ
- Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
- Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.
Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.
C3)
+ Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
+ Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
+ Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
C4) - Tình hình trật tự an toàn giao thông ngày càng trở lên tồi tệ.
- Cần:
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về tình hình ATGT hiện nay.
- Thực hiện đúng các nội quy ATGT.
+ Săn sàng đấu trang để bảo vệ ATGT.
C5)
+ Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
+ Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
+ Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
C6)- Tầm quan trọng của việc học:
+ Đối với cá nhân: Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao
+ Đối với xã hội: Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng
+ Nếu con người không học tập?: Con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội
* Quy định:
1. Nghĩa vụ học tập:
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
2. Trách nhiệm của nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
Mọi trẻ em đều có quyền được học tập, không phân biệt
dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.
+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
C7)
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.
+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
C8)
a. Nội dung quyền bảo vệ về thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
* Pháp luật nước ta quy định:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ : Không ai được bắt giam người tùy tiện trừ có quyết định của Viện kiểm sát và tòa án.
Đánh nhau trong trường học là vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là: Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. Ví dụ : Không được đánh người tùy tiện ; không được mắng chửi người khác tùy tiện.
b. Trách nhiệm của công dân:
- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với qui định của pháp luật.
- Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.
c. Ý nghĩa
Những quy định của pháp luật cho thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng con người.