Tính đạo hàm của hàm số \(sin^2x\)?A.sin2x B. 2sinx C. – sin2x D. cos2x
Hình lăng trụ có 2018 đỉnh . Hỏi lăng trụ đó có bao nhiêu mặt bên ?A.2019 B. 2018 C.1009 D. 2020
Trong không gian Oxyz , cho mặt phẳng (P) : \(2x+3y+z-11=0\) và mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-2z-8=8\) tiếp xúc với nhau tại điểm \(H\left( {{x}_{o}};{{y}_{o}};{{z}_{o}} \right)\). Tính tổng \(T={{x}_{o}}+{{y}_{o}}+{{z}_{0}}\)A.T=2 B. T=0 C.T=6 D.T=4
Gọi d là tiếp tuyến của đồ thị \(\left( C \right):y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+1\) tại điểm \(A\left( 1;5 \right)\) và B là giao điểm thứ hai của tiếp tuyến với đồ thị hàm số. Khi đó diện tích tam giác OAB bằngA.S=15 B.S=12 C. S=24 D. S=6
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng \({{60}^{o}}\).Gọi M,N lần lượt là trung điểm các cạnh AB,BC. Tính cosin góc tạo bởi (SMN) và (ABC)A. \(\frac{1}{3}\) B. \(\frac{\sqrt{3}}{12}\) C. \(\frac{12}{\sqrt{147}}\) D. \(\frac{1}{7}\)
Cho hai số thực a,b lớn hơn 1 thay đổi và thỏa mãn a + b = 10. Gọi \({{x}_{1}};{{x}_{2}}\) là hai nghiệm của phương trình \(\left( {{\log }_{a}}x \right).\left( {{\log }_{b}}x \right)-2{{\log }_{a}}x-3{{\log }_{b}}x-1=0\) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(S={{x}_{1}}.{{x}_{2}}\)A. \(\frac{4000}{27}\) B. 3456 C.\(\frac{16875}{16}\) D.15625
Một đa giác đều có 24 đỉnh , tất cả các cạnh của đa giác sơn màu xanh và tất cả các đường chéo của đa giác đó son màu đỏ. Gọi X là tập hợp tất cả các tam giác có 3 đỉnh là các đỉnh của đa giác đều trên. Người ta chọn ngẫu nhiên từ X một tam giác. Tính xác suất để chọn được tam giác có 3 cạnh cùng màuA.\(\frac{27}{1290}\) B.\(\frac{1}{24}\) C. \(\frac{190}{253}\) D.\(\frac{24}{115}\)
Cho các mệnh đề :(I) Số phức z = 2i là số thuần ảo(II) Nếu số phức z có phần thức là a , số phức z’ có phần thực là a’ thì z.z’ có phần thực là a.a’ (III) Tích của hai số phức z = a + bi và z’ = a’ + b’i \(\left( a,b,a',b'\in R \right)\) là số phức có phần ảo là ab’ + a’b \(\) \(\) \(\) Số mệnh đề đúng trong 3 mệnh đề trên làA.0B.3C.2D.1
Trong không gian Oxyz , cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2x+4y+2z-5=0\) Tính bán kính r của mặt cầu trênA.\(\sqrt{3}\) B. 1 C. \(\sqrt{11}\) D. \(3\sqrt{3}\)
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ :Phát biểu nào sau đây đúng ?A.\(f\left( x \right)\) có đúng 3 cực trị B.\(f\left( x \right)\) có đúng một cực tiểuC.\(f\left( x \right)\) có đúng một cực đại và không có cực tiểu D.\(f\left( x \right)\) có đúng hai điểm cực trị
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến