Đáp án đúng:
Giải chi tiết:Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn nhận định.
- Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, mùa thu của lòng người. Mỗi nhà thơ viết về mùa thu với vẻ đẹp riêng của nó. Hữu Thỉnh cũng viết về mùa thu, nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
- Bài Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.
- Nhận xét về bài thơ, có ý kiến cho rằng: Sang thu, ngoài ý nghĩa về sự giao mùa của thiên nhiên và buổi giao thời của đất nước, còn gợi ra một ý tưởng về nhân sinh mang tính quy luật phổ quát: trạng thái giao thời trong đời người, từ tuổi tráng niên hăm hở, sôi sục sang độ tuổi đã từng trải thực sự trưởng thành.
B. Phân tích, trình bày cảm nhận:
1. Giải thích nhận định: Nhận định bao gồm 2 vế đề cập đến 2 nội dung chính trong bài thơ Sang thu.
- Sự giao mùa của thiên nhiên và buổi giao thời của đất nước.=> Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những hình ảnh, hiện tượng thể hiện thời khắc giao mùa hạ sang thu
- Bài thơ gợi ra một ý tưởng về nhân sinh mang tính quy luật phổ quát: trạng thái giao thời trong đời người, từ tuổi tráng niên hăm hở, sôi sục sang độ tuổi đã từng trải thực sự trưởng thành => Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ về trạng thái giao thời trong đời người
2. Phân tích, chứng minh:
Luận điểm 1: Sự giao mùa của thiên nhiên và buổi giao thời của đất nước
* Sự giao mùa của thiên nhiên:
- Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
- Sương thu nhẹ mỏng.
- Dòng sông trôi chậm rãi gợi lên sự yên bình trong khi những cánh chim đã bắt đầu vội vã.
- Những đám mấy nửa là của mùa hạ, nửa lại vắt sang thu.
- Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn mưa mùa hạ đã bớt dần.
=> Nhà thơ đã nhận ra vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa bằng các giác quan và bằng sự rung động tinh tế của tâm hồn. Chỉ một bài thơ ngắn mà tác giả đã vẽ nên một bức tranh giao mùa bằng ngôn từ. Bức tranh có màu sắc, đường nét, âm thanh,… thật đẹp và sống động. Bức tranh mang theo nét dịu dàng, êm ả của làng quê Việt Nam vào lúc sang thu.
* Buổi giao thời của đất nước:
- Bài Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977.
- Đất nước lúc đó vừa qua thời đạn bom bước vào cuộc sống hòa bình. Những tháng năm sôi động, hào hùng cũng lắng lại, thay vào đó là nhịp sống mới. Phải chẳng đất nước cũng “sang thu”?
Luận điểm 2: Bài thơ gợi ra một ý tưởng về nhân sinh mang tính quy luật phổ quát: trạng thái giao thời trong đời người, từ tuổi tráng niên hăm hở, sôi sục sang độ tuổi đã từng trải thực sự trưởng thành
- Ý nghĩa ẩn dụ trong hai câu thơ: Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi.
+ Sấm chỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời, những khó khăn, trắc trở.
+ Hàng cây đứng tuổi là cách nói ẩn dụ chỉ con người đã từng trải, đã “sang thu”.
=> Con người khi đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
- Con người nhiều khi bận mải với cuộc sống mưu sinh để rồi bất chợt nhận ra cảnh “sang thu” của tạo vật mà giật mình nhận ra sự “sang thu” của đời người.
+ Con người lúc “sang thu” không còn bồng bột, sôi nổi, ào ạt như thời thanh xuân nhưng sâu sắc, chín chắn, đúng mực hơn.
+ Con người lưu luyến, bịn rịn nhưng cũng khẩn trương, gấp gáp hơn; có bâng khuâng, bồi hồi nhưng trang nghiêm, chững chạc, tâm hồn vừa sâu lắng vừa rộng mở.
C. Đánh giá:
- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của nhận định. Chú ý:Chú ý, sai lầm: Trong phần mở bài cần phải đưa nhận định vào. Cần giải thích các khái niệm quan trọng trong nhận định. Phân chia luận điểm rõ ràng, dẫn chứng chính xác. Văn viết giàu cảm xúc. Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.