* Zn(OH)2: Có các TCHH của 1 oxit lưỡng tính.
- Td với axit: Zn(OH)2+2HCl= ZnCl2+ 2H2O
- Td với kiềm: Zn(OH)2+ 2NaOH= Na2ZnO2+ 2H2O
- Phản ứng nhiệt phân: Zn(OH)2 (t*)= ZnO+ H2O
- Tạo phức với amoniac: Zn(OH)2+ 4NH3= [Zn(NH3)4](OH)2
* Fe(OH)2: Có các TCHH của 1 oxit bazo.
- Td với axit: Fe(OH)2+ 2HCl= FeCl2+ 2H2O
- Phản ứng nhiệt phân:
+ Trong chân không: Fe(OH)2 (t*)= FeO+ H2O
+ Trong ko khí: 2Fe(OH)2+1/2 O2 (t*)= Fe2O3+ 2H2O
+ Ngoài ra, Fe trong Fe(OH)2 có số oxh +2, chưa phải cao nhất nên Fe(OH)2 có tham gia phản ứng oxh-khử
2Fe(OH)2+ H2O+ 1/2O2= 2Fe(OH)3
3Fe(OH)2+ 10HNO3= 3Fe(NO3)3+ NO+ 8H2O
* Cu(OH)2: có các TCHH của 1 oxit bazo.
- Td với axit: Cu(OH)2+ 2HCl= CuCl2+ 2H2O
- Phản ứng nhiệt phân: Cu(OH)2 (t*)= CuO+H2O
- Tạo phức với amoniac: Cu(OH)2+ 4NH3=[Cu(NH3)4](OH)2
- Cu(OH)2 còn tham gia các pu hữu cơ (Td với poliancol, anđehit , polipeptit)
Cu(OH)2 td với poliancol tạo phức màu xanh
Cu(OH)2 bị anđehit khử thành Cu2O màu đỏ gạch
Cu(OH)2 td với polipeptit (trừ đipeptit) tạo phức màu tím