Tính giá trị của biểu thức
\(A=\left(\dfrac{1}{2}+1\right)\left(\dfrac{1}{3}+1\right)\cdot\cdot\cdot\left(\dfrac{1}{99}+1\right)=\dfrac{3}{2}\cdot\dfrac{4}{3}\cdot...\cdot\dfrac{100}{99}=\dfrac{3\cdot4\cdot-\cdot100}{2\cdot3\cdot...\cdot99}=\dfrac{100}{2}=50\)
Đề kiểm tra số 3 - Câu 3 (SBT trang 50)
Cho tam giác ABC cố định
a) Xác định điểm I sao cho : \(\overrightarrow{IA}+3\overrightarrow{IB}-2\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\)
b) Lấy điểm M di động. Vẽ điểm N sao cho : \(\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{MA}+3\overrightarrow{MB}-2\overrightarrow{MC}\)
Chứng minh rằng MN luôn đi qua một điểm cố định
Đề kiểm tra số 3 - Câu 2 (SBT trang 50)
Cho hình thang ABCD (AB//CD). Gọi O là giao điểm của hai cạnh bên AD và BC. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB, CD
a) Tính \(\overrightarrow{OI}\) theo \(\overrightarrow{OA}\) và \(\overrightarrow{OB}\)
b) Đặt \(k=\dfrac{OD}{OA}\). Tính \(\overrightarrow{OJ}\) theo \(k\), \(\overrightarrow{OA}\) và \(\overrightarrow{OB}\). Suy ra O, I, J thẳng hàng
Đề kiểm tra số 3 - Câu 1 (SBT trang 49)
Cho tam giác ABC. Gọi D là điểm xác định bởi : \(\overrightarrow{AD}=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AC}\). I là trung điểm của BD. M là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow{BM}=x\overrightarrow{BC},\left(x\in R\right)\)
a) Tính \(\overrightarrow{AI}\) theo \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\)
b) Tính \(\overrightarrow{AM}\) theo \(x,\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\)
c) Tính \(x\) sao cho A, I, M thẳng hàng
Đề kiểm tra số 2 - Câu 4 (SBT trang 49)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm \(A\left(1;2\right);B\left(-2;4\right);C\left(2;m\right)\). Hãy tìm m để 3 điểm A, B, C thẳng hàng ?
Đề kiểm tra số 2 - Câu 3 (SBT trang 49)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai vectơ \(\overrightarrow{u}=\left(3;-4\right);\overrightarrow{v}=\left(2;5\right)\)
a) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{u}+3\overrightarrow{v}\)
b) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{b}=\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}\)
c) Tìm m sao cho \(\overrightarrow{c}=\left(m;10\right)\) và \(\overrightarrow{v}\) cùng phương
Đề kiểm tra số 1 - Câu 4 (SBT trang 49)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hình bình hành ABCD có \(A\left(1;-2\right);B\left(3;2\right);C\left(-4;1\right)\). Tìm tọa độ đỉnh D ?
Đề kiểm tra số 1 - Câu 3 (SBT trang 48)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, các mệnh đề sau đúng hay sai ?
a) Vectơ \(\overrightarrow{a}=\left(-2;0\right)\) và vectơ \(\overrightarrow{e_1}\) ngược hướng
b) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}=\left(2;1\right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left(-2;1\right)\) là hai vectơ đối nhau
c) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}=\left(4;3\right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left(3;4\right)\) là hai vectơ đối nhau
Đề kiểm tra số 1 - Câu 2 (SBT trang 48)
Trong mặt phẳng tọa độ \(\left(O;\overrightarrow{e_1};\overrightarrow{e_2}\right)\). Tìm tọa độ của các vectơ sau :
a) \(\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{e_1}+3\overrightarrow{e_2}\)
b) \(\overrightarrow{b}=5\overrightarrow{e_1}-\overrightarrow{e_2}\)
c) \(\overrightarrow{m}=-4\overrightarrow{e_2}\)
Đề kiểm tra số 1 - Câu 1 (SBT trang 48)
Cho hình bình hành ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại O. Hãy thực hiện các phép toán sau :
a) \(\overrightarrow{AO}+\overrightarrow{BO}+\overrightarrow{CO}+\overrightarrow{DO}\)
b) \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AC}\)
c) \(\overrightarrow{OC}-\overrightarrow{OD}\)
Bài 1.72 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 48)
Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác đều OAB có cạnh bằng 2, AB song song với Ox, điểm A có hoành độ và tung độ dương
a) Tìm tọa độ hai đỉnh A và B
b) Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác OAB
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến