Ngoài bút pháp tả cảnh ngụ tình, tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan còn được thể hiện như thế nào trong bài thơ Qua đèo Ngang? Câu thơ “Một mảnh tình riêng, ta với ta” giúp em cảm nhận được gì về hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ? A. B. C. D.
Đáp án đúng: Giải chi tiết:- Tâm trạng của tác giả còn được thể hiện trực tiếp qua các cụm từ: + Thương nhà (Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia) => Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ: nữ sĩ đang trên đường từ Bắc Hà vào Huế, xa gia đình. Giữa không gian núi non, trời nước hoang vắng, thời gian chiều tối thường gợi cho người ta nhớ tới mái ấm gia đình. + Nhớ nước (Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc). => Tâm trạng nhớ gia đình, quê hương, nhớ về những gì thân thuộc trong quá vãng, cả một không gian lịch sử - văn hóa cũ của một triều đại. Đó là tâm trạng hoài cổ thường thấy trong văn học trung đại. - Biện pháp nhân hóa (con quốc cũng “nhớ nước đau lòng”, con gia gia cũng “thương nhà mỏi miệng”) xuất phát từ điển tích chim cuốc, đồng thời cũng là biện pháp chơi chữ (“quốc” trong “con quốc quốc” đồng âm với “quốc” nghĩa là “nước”, “gia” trong “cái gia gia” đồng âm với “gia” nghĩa là “nhà”). Bài thơ thể hiện nỗi đau, nỗi nhớ hay là tiếng lòng của chính nhà thơ. - Câu thơ “Một mảnh tình riêng, ta với ta”: + Một mảnh tình riêng không thể chia sẻ, tâm tình + Ta với ta: cô đơn đến tột cùng. => Câu thơ thể hiện hoàn cảnh của tác giả một mình đối diện với chính mình, bộc lộ tâm trạng cô đơn gần như tuyệt đối của nữ sĩ. Tình cảnh đó đã đặt giữa không gian nước non rộng lớn lại càng trở nên thấm thía hơn.