PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7
Câu 2
a) câu rút gọn là: Mãi không về!
-> khôi phục: mẹ đi mãi không về
-> tác dụng: nhấn mạnh hành động của người mẹ, mãi không về nhà
b) câu rút gọn là: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng
-> khôi phục: Mẹ Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng
-> tác dụng: nhấn mạnh hành động mãi không ngủ được của người mẹ
Câu 3- cách dùng : Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh và tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước; Ngụ ý hành động lời nói trong câu là của chung mọi người. (Rút gọn thành phần chủ ngữ)
-đặc điểm: được rút gọn: Chủ ngữ, vị ngữ, nòng cốt câu
Câu 2:
- câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu. Từ đó tạo thành câu rút gọn.
- cách dùng câu rút gọn
+ Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đẩy đủ nội dung câu nói
+ Không biến câu nói thành 1 câu cộc lốc, khiếm nhã
Câu 3:
Câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn chỉ dù đói cũng phải sạch sẽ, dù rách vẫn phải thơm tho. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người phải giữ lấy nhân cách cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Câu tục ngữ có nội dung khuyên mỗi người cần tu dưỡng đạo đức, giữ gìn phẩm chất thanh liêm, trong sạch, vẫn luôn thanh cao, lương thiện ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn cơ hàn nhất. Câu tục ngữ khuyên hãy sống lương thiện, trong sạch dù hoàn cảnh có cơ hàn, bế tắc nhất. Đó chính là cách để ta hoàn thiện nhân cách. Bằng cách gieo vần và luật bằng trắc, câu tục ngữ dễ nhớ đã khuyên chúng ta nhiều bài học thật sâu sắc và ý nghĩa.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 – NGỮ VĂN 7
Câu 1:
- Câu rút gọn: Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
-> Khôi phục: Mọi người ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
- Câu rút gọn: Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
-> Khôi phục: Ta nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
Câu 2: Vì như thế sẽ làm câu gọn hơn,vừa dễ hiểu vừa tránh lặp các từ ngữ xuất hiện ở trước.
Câu 3:
Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế giữa thương người và thương thân. Cả câu tục ngữ muốn cho chúng ta thấy chúng ta hãy sống một cách thương người khác xung quanh mình cũng như thương chính bản thân mình vậy. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Thời gian vừa qua, mọi người đều cchung tay ủng hộ miền Trung sau đợt bão lũ, ngập sâu. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Tóm lại câu tục ngữ cho ta một lời khuyên rằng hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.