Câu 1
Xã hội ngày càng phân hoá thành các tầng lớp xã hội:
- Tầng lớp vương hầu, quý tộc: có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.
- Địa chủ: là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.
- Nông dân: cày cấy ruộng công của nhà nước ở các làng xã. Là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội. Bộ phân tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn trước.
- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân: chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh.
- Nông nô, nô tì: họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ. Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.
Câu 2
* Vài nét về tình hình văn học thời Trần:
- Nền văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh mẽ.
- Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thiêm, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,…
- Có nhiều tác gia nổi tiếng với các tác phẩm đặc sắc tiêu biểu như: Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ, Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn kinh sư, Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đằng,…
* Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, vì:
- Những tác phẩm hầu hết đều ra đời trong các chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Tụng giá hoàn kinh sư" thể hiện niềm vui chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
- Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đến quần chúng nhân dân đều quyết tâm đánh giặc.